Tô Hữu là ai ? Nếu nhắc đến cái tên này sẽ rất nhiều người biết đặc biệt là thế hệ học sinh . Ông được biết đến là một nhà thơ lớn trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ ông tỏa sáng đến mọi tâm hồn vì dạt dào lòng nhân ái, vì chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người mà tiêu biểu là bài Tiếng ru .Bài thơ Tiếng Ru của Tố Hữu đã khiến người đọc phải suy nghĩ về triết lý của cuộc sống, sống phải biết chan hòa đoàn kết, vì cái chung mà chúng ta cùng hướng đến. Khi chúng ta sống có lý tưởng, thì mọi việc nhỏ nhoi sẽ không còn vướng bận, chúng ta sẽ sống, làm việc vì những điều lớn hơn.
Bước vào thế kỉ 21, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mờ ra. Muốn xây dựng đất nước giàu và đẹp, cá nhân cùa mỗi người cần phải biết phát huy và cống hiến.Trong xã hội, thanh niên là tầng lớp có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước. Bài thơ Tiếng ru cùa nhà thơ Tố Hữu mặc dù ra đời trong những năm chiến tranh nhưng vẫn còn nguyên giá trị gợi nhắc về lẽ sống ấy của mỗi một chúng ta ngày nay.
Một ngôi sao, chẳng sáng đêmMột thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.Một người – đâu phải nhân gian?Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Nội dung của đoạn thơ: tả thực một loạt sự vật: con ong, con cá, con chim trong mối quan hệ, gắn kết với môi trường sống. Triết lí: một thân lúa chín – chẳng thể làm nên mùa vàng, một người – không thể tạo thành nhân gian. Từ đó, tác giả liên hệ và đúc kết bài học sống cho con người: sống để yêu thương tất thảy, tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng.Một giọt nước không thể làm nên biển cả vì nó quá nhỏ bé, nhưng tỉ tỉ giọt nước từ trăm sông ngàn suối tuôn chảy về cùng một hướng sẽ tạo nên biển cả mênh mông. Con người cũng vậy. Không ai có thể sống một mình vì phải cần đến rất nhiều quan hệ với thế giới xung quanh. Miếng cơm ta ăn do người nông dân dầm sương dãi nắng, đổ mồ hôi, sôi nước mắt làm ra. Tấm áo ta mặc, một cuốc sách, cây bút, đôi dép ta mang và bao vật dụng khác là do công sức của hàng triệu công nhân miệt mài ngày đêm trong các nhà máy xí nghiệp sản xuất để phục vụ đời sống của con người. Trong nhà trường, thầy cô giáo không quản ngại những khó nhọc gian lao để truyền dạy kiến thức và giáo dục đạo lý cho học sinh.
Khổ 2,điệp từ “một” được lặp lại bốn lần để khẳng định rằng một cá nhân không thể tạo nên sức mạnh. Đây là cách nói mang âm hưởng của ca dao:
Núi cao bởi có đất bồiNúi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Câu thơ lục bát trong khổ thơ được ngắt nhịp rất linh hoạt và sinh động: 3/3, 4/4/, 2/4, 2/4/2. Sự phối hợp của ba kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm thán đã góp phần tạo nên thứ nhạc điệu du dương, trầm bổng, hài hoà, tinh tế, nhuần nhị.Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy. Câu thơ còn nhắc tới một triết lí sống của dân tộc Việt Nam: uống nước phải biết nhớ nguồn, thành công hay sự trưởng thành của một người không phải tự nhiên mà có, đó phải là do sự phấn đấu lâu dài, bền bỉ, do sự nâng đỡ, dìu dắt của những người khác, những người xung quanh ta, những người thân yêu, ruột thịt.
Tố Hữu đã gửi gắm vào những vần thơ lời ca ngợi, lời khuyên nhủ mọi người hãy sống để yêu thương là cốt lõi của một tình cảm cao đẹp khác, bởi tình yêu thương làm cho con người sống ngày càng có ý nghĩa hơn. Bài thơ đúng là Tiếng ru của mẹ và mãi mãi lắng đọng trong tâm hồn mỗi chúng ta.