Câu 51:
* Diễn biến:
Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954 chia làm 3 đợt:
- Đợt 1: ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2: quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm.
- Đợt 3: quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7-5-1954, tướng Đờ Ca- xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.
* Chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương vì:
- Chiến thắng điện biên phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp-Mĩ, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta, buộc Pháp-Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
Câu 53:
* Ngoại xâm và nội phản:
- Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, quân Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Từ vĩ tuyến 16 vào Nam, quân Anh mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược.
- Các lực lượng phản cách mạng ở miền Nam (Đại Việt, Tờ-rốt-kít) bọn phản động trong các giáo phái... tăng cường chống phá cách mạng.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp lạc hậu bị chiến tranh tàn phá, nạn đói cuối năm 1944 chưa được khắc phục, hạn hán kéo dài
- Sản xuất công nghiệp đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, nạn đói mới tiếp tục đe doạ.
* Văn hóa - xã hội:
- Trên 90% số dân trong nước mù chữ.
- Tệ nạn xã hội tràn lan.
* Tài chính:
- Ngân sách nhà nước trống rỗng.
=> Với những khó khăn trên, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế hết sức hiểm nghèo, như "ngàn cân treo sợi tóc".
Câu 54:
* Ý nghĩa lịch sử:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược được tiến hành trong điều kiện có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, có lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, có hậu phương rộng lớn được xây dựng vững chắc về mọi mặt.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được tiến hành trong liên minh chiến đấu với nhân dân hai nước Lào và Cam-pu-chia chống kẻ thu chung, có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc. Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
Câu 55:
- Tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- Có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhất định sẽ bùng nổ.
Câu 57:
* Diệt giặc đói:
- Lập hũ gạo cứu đói, tổ chức ngày "đồng tâm"
- Đẩy mạnh tăng gia sản xuất
- Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nhân dân nghèo
- Giảm tô, bãi bỏ thuế
-> Nạn đói được đẩy lùi
* Diệt giặc dốt:
- 8/9/1945: kí sắc lệnh thành lập cơ quan bình dân học vụ
- Phát triển các cấp học
- Đổi mới nội dung, phát triển giáo dục
* Giải quyết những khó khăn về tài chính:
- Kêu gọi nhân dân đóng góp, xây dựng quỹ độc lập
- Hưởng ứng phong trào tuần lễ vàng
- Quyết định phát hành tiền Việt Nam 1/1946
Câu 58:
* Giống nhau:
- Cả hai chiến lược đều do Mĩ đưa ra, là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ
- Do Mĩ chỉ huy, lực lượng là quân đội tay sai, quân đội Sài Gòn.
- Vũ khí, phương tiện chiến tranh là của Mĩ.
- Âm mưu: Hành quân, tìm diệt.
* Khác nhau:
- Chiến tranh đặc biệt:
+ Lực lượng: là quân đội tay sai.
+ Vai trò: Hành quân, tìm diệt, gom dân, lập ấp chiến lược, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới năm dân, bình định miền Nam.
- Chiến tranh cục bộ:
+ Lực lượng: quân đội Sài Gòn, quân đội Mĩ, quân đội đồng minh.
+ Vai trò: Hành quân, tìm diệt vào căn cứ của quân giải phóng ở Vạn Tường, mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô.