1. Mở bài:
-Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam, các bài viết về đề tài quê hương, đất nước chiếm một số lượng không nhỏ.
-Tình yêu quê hương,đất nước,con người và niềm tự hào là mạch cảm xúc chủ đạo trong những câu ca dao nói về quê hương, đất nước
2. Thân bài:
"Đường vô cứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"
- Khung cảnh thiên nhiên trên đường vô sứ Huế đẹp như tranh họa đồ bởi có núi, có sông ⇒làm đa dạng, phong phú và cuốn hút lòng người.
-Câu ca dao trên là lời nhắn nhủ, mời mọc du khách hãy đến thăm sứ Huế sứ sở của thơ ca, nhạc họa, của tình người đằm thắm, ngọt ngào. Đây cũng là một cách thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương của người dân sứ Huế.
-Cảnh thiên nhiên non xanh, nước biếc trên đường vào sứ Huế đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình.
-Các tính từ: quanh quanh, xanh, biếc,....và các so sánh thường thấy trong văn chương đã thể hiện lên vẻ đẹp tuyệt vời trên con đường thiên lý từ miền Bắc và miền Trung đặc biệt là sứ Huế.
-"Đường vô sứ Huế quanh quanh" như là lời nhắn nhủ, mời gọi. Đại từ phiếm chỉ"ai" thường có nhiều ý nghĩa. Nó thể hiện chỉ số ít hoặc nhiều, có thể chỉ 1 người hoặc có thể chỉ nhiều người.
-Câu ca dao trên thể hiện tình yêu thiết tha và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu thanh lịch, mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân sứ Huế.
3. Kết bài:
-Đằng sau những bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ là tình yêu quê hương, đất nước của người dân Việt Nam.
-Bài ca dao trên đích thực là một viên ngọc quý trong kho tàng ca dao Việt Nam. Đó là bài ca về tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước của nhân dân ta. Chữ "vô" được thể hiện rất mộc mạc, đậm đà. Vần chân, vần lưng, điệp thanh phối hợp với nhau một các thật hài hòa đã gợi nên sự ân cần, tha thiết. "Ai" là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, nhưng lại làm cho người đọc cảm thấy quê hương đang mời gọi mình trở về.