Lần lượt từ trên xuống ạ
- Ngày 18 - 6 - 1919 , Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp đã đưa tới hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam
- Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, từ đó Người hoàn toàn tin theo Lê-nin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba
- Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (12 -1920) , Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu , tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin và đi theo con đường cách mạng vô sản
- Việc làm đó đã có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp ; đánh thức lòng yêu nước của nhân dân An Nam nói riêng và nhân xứ thuộc địa nói chung
- Tháng 6 - 1923 , Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành
- Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924) ,Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường , quan điểm của mình về vị trí , chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa ; về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa ; về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa
- Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-Nin về cách mạng giải phóng thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận , truyền bá vào nước ta từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất , là một bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp sau
- Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có mặt tại đây , cùng một số thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên , trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt (6 - 1925)
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh niên Việt Nam trở thành những cán bộ cách mạng
- Đến trước Đại hội đại biểu lần thứ nhất (5 -1929) , Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ trương “vô sản hoá” - đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh
- Giúp truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam ; làm thay đổi tính chất , chiều hướng của phong trào đấu tranh cách mạng , đưa đến sự thắng lợi của khuynh hướng vô sản