mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng
tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao
thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo?
Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu thơ:
Đá gập ghếnh nghiêng đôi bánh gỗ
Tre làng dăm đảo biếc trong sương.
của Vũ Hoàng Chương, hoặc câu :
Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn,
Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang...
của Bàng Bá Lân, tuy nhận được tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất không thấy
lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất Bắc, mà hễ lòng chưa rung
động thì chưa gọi là hiểu hết được cái hay của thơ.
Câu:
Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya.
của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra chắng có gì là đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ngâm lên,
tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền Bắc…”
(“Có hiểu đời mới hiểu văn”, Theo Nguyễn Hiến Lê
SGK Ngữ văn 7 tập 2, trang 44)
1. Vì sao em biết trong đoạn văn trên có phép lập luận chứng minh? Tìm câu văn
nêu luận điểm.
2. Để chứng minh cho luận điểm, người viết đã dùng những luận cứ nào? Chỉ ra
cách lập luận của đoạn văn.
3. Em hãy phân tích thêm 3 - 5 dẫn chứng ở các văn bản em đã học trong chương
trình THCS có thể làm sáng tỏ cho luận điểm của đoạn văn mà em vừa tìm thấy. (viết
thành đoạn văn)