Mình chọn tác phẩm ''Làng'' của Kim Lân nha bạn.
Bài làm
Nói về thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nhớ đến một tác phẩm nói về một người nông dân rất yêu một ngôi làng mang tên là ''Làng Chợ Dầu'', đúng vậy đó chính là nhân vật ông Hai trong tác phẩm ''Làng'' của nhà văn Kim Lân. Ở ông toát lên mình một người nông dân yêu nước yêu làng dồi dào, ông luôn tự hào và hãnh diện vì ngôi làng của ông luôn anh dũng kháng chiến. Ông là một người rất yêu làng của mình nhưng vì chiến tranh nổ ra ông và gia đình phải đi tản cư , chính vì sự yêu làng quá lớn như thế chỉ cần nghe một tin dữ là làng mình theo giặc từ những người tản cư mới lên thì sự tự hào hãnh diện trong ông tắt đi, thay vào đó cái tin dữ ấy làm cho ông đau khổ, tủi nhục và ông không tin đó là một sự thật. Giữa một cuộc đấu tranh nội tâm, ông phải cho mình hai con đường một quay về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ và chấp nhận số phận nô lệ, hai là ở lại không về làng. Chính vì tình yêu làng hòa với tình yêu nước sâu sắc ông đã đưa ra một quyết định ''Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù''. Khi nghe tin cải chính thì ông Hai lại càng thể hiện rõ mình là một người có tình yêu làng hòa vào tình yêu nước rất sâu sắc và chân thật. Tác phẩm để lại cho em một điều rất sâu sắc, đã là một người con sinh ra và lớn lên ở đâu thì phải luôn có tình yêu thương sâu nặng ở nơi đó. Qua tác phẩm cũng cho em thấy tinh thần yêu nước đã có từ rất lâu và nó càng thể hiện rõ nét nhất khi đất nước bị đô hộ, bất cứ ai từ già trẻ, lớn bé ai cũng muốn đánh đuổi giặc đô hộ để có một cuộc sống tự do, hạnh phúc. Mặc dù bây giờ không còn chiến tranh nữa nhưng mỗi người phải luôn quý trọng những gì mà cha ông ta đã gầy dựng và truyền đạt cho những thế hệ sau về tinh thần yêu nước của dân tộc ta, đó là một truyền thống quý báu cần được gìn giữ và phát huy.