Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhe:
1. MB:
- Giới thiệu vấn đề
2. TB:
* Giải thích
– Từ ngữ cụ thể: văn học chân chính, lời đề nghị lẽ sống.
– Ý kiến trên khẳng định đặc trưng, chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng giá trị sống cho con người.
* Bàn luận: Ý kiến “Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống” rất đúng đắn, sâu sắc.
– Văn học bắt nguồn từ đời sống nhưng cũng thể hiện nhu cầu bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay quá trình nghiền ngẫm, lý giải hiện thực của mỗi nhà văn. Vì vậy mỗi tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống. Nó có thể là một cách ứng xử, một lí tưởng sống, một triết lý sống hay lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo, xấu xa…
– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị tích cực, đẹp đẽ.
– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay thuyết giáo về đạo đức. Trái lại đó là một cuộc đối thoại cởi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn.
- Chứng minh qua bài thuật hoài:
+ Đã sống ở trên trời đất thì phải có công danh với núi sông
+ khát vọng, lí tưởng lớn lao muốn được phò vui giúp nước, trong không khí sục sôi của thời đại bấy giờ, chí làm trai có tác dụng cỗ vũ cho con người sẵn sàng chiến đấu giành lại hòa bình cho đất nước.
3. KB
- Khẳng định lại vấn đề
* Bài làm
Văn học là một phương tiện để con người gửi gắm tâm sự, bày tỏ suy nghĩ của bản thân. Có ý kiến cho rằng Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống.. Điều này được thể hiện rất rõ qua tác phẩm "thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão
Trước hết ta cần phải hiểu văn học chân chính là những tác phẩm có giá trị lớn lao, đích thực, thể hiện được những chức năng và sứ mệnh của văn chương với cuộc đời (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ…). Lời đề nghị là đưa ra ý kiến, yêu cầu với mong muốn mọi người làm theo. Lẽ sốnglà giá trị sống, ý nghĩa cuộc đời mà mỗi người hướng tới. Ý kiến trên khẳng định đặc trưng, chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng giá trị sống cho con người.
Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Người nghệ sĩ khi cầm bút sáng tác đều thể hiện nhu cầu muốn bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người … Bởi vậy, một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống: đó có thể là một triết lý sống, một cách ứng xử, một lý tưởng sống cao đẹp hay là lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo xấu xa, không xứng đáng với con người… Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay là lời thuyết giáo về đạo đức. Trái lại, đó là một cuộc đối thoại, gợi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn…Vì vậy, lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc tự đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị sống tích cực, đẹp đẽ…
Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Ông đã có công giúp cho Hưng Đạo Đại vương biết bao nhiêu trận thắng cùng những chiến công lẫy lừng bảo vệ tổ quốc bình yên độc lập, dẹp yên lũ cướp nước. Có thể nói ông giống như một cánh tay đắc lực cho Hưng Đạo Đại vương vậy. Tuy nhiên chúng ta không chỉ biết đến ông với tư cách là một vị danh tướng mà còn biết đến ông với tư cách là một nhà thơ. Nhắc đến ông là ta nhớ ngay đến bài thơ Thuật hoài – một bài thơ thể hiện rõ nỗi lòng của ông
Hai câu thơ cuối bài thơ tác giả thể hiện quan niệm về chí làm trai của mình trong thời buổi ấy:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu)
Đã sống ở trên trời đất thì phải có công danh với núi sông, đó cũng là một tuyên ngôn khẳng định chí làm trai của Nguyễn Công Trứ, theo đó ta thấy quan niệm này không chỉ của riêng Phạm Ngũ Lão mà còn có cả tất cả những bậc nam nhi có chí thời bấy giờ. Đó là xu hướng chung, quan niệm chung của họ và cũng chính vì thế mà Phạm Ngũ Lão cũng không nằm ngoài quan niệm đó. Tuy nhiên ở đây tác giả nhấn mạnh thêm quan niệm ấy và mở nó ra với ý nghĩa của cá nhân tác giả mà thôi. Dù là một vị tướng trung thành giống như cánh tay phải của Trần Hưng Đạo, trải qua biết bao nhiêu trận đánh vào sinh ra tử nhưng đối với ông đó vẫn chưa được liệt kê vào những công danh của đất nước. Đối với Phạm Ngũ Lão thì công danh vẫn là một thứ mà còn vương nợ với ông. Và chính vì vương nợ nên ông thấy hổ thẹn khi nghe chuyện về Vũ Hầu. So sánh mình với Vũ Hầu để thấy những cái chưa được của mình, đây không phải là sự ngộ nhận thân phận của mình giống như Vũ Hầu mà đó là cả một tinh thần học hỏi của nhà thơ đối với người tài giỏi. Có một điểm chung là cả ông và Vũ Hầu đều giúp sức cho một người lớn hơn nhưng tác giả muốn nói ở đây là khi Vũ Hầu giúp được cho vị tướng của mình thì Phạm Ngũ Lão lại khiêm tốn nhận mình chưa giúp được gì cho Hưng đạo đại vương nên thấy hổ thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu. Đồng thời qua đó ta thấy được sự trung thành và cống hiến hết sức mình của tác giả với Hưng Đạo đại vương. Tuy xuất thân từ một người nông dân nhưng Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được sức mạnh ý chí và trí tuệ của mình khiến cho người ta không thể vịn vào hoàn cảnh xuất thân ấy để mà chê trách được ông.
Như vậy qua tác phẩm "thuật hoài" Phạm Ngũ Lão đày bàu tỏ lẽ sống phải cống hiến cho đất nước, cho nhân dân đồng thời cũng kêu gọi người đàn ông phải có trí nam nhi để có danh gì với núi sông.