A.B.C.D.
Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả như sau (H.3.2): Quãng đường từ A đến B: 45km trong 2 giờ 15 phút. Quãng đường từ B đến c : 30km trong 24 phút. Quãng đường từ c đến D : 10km trong 1/4 giờ. Hãy tính: a) Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường. b) Vận tốc trung bình trên cả quãng đường đuaA.B.C.D.
Ở phần “Sự thách thức”, bản “Tuyên bố” đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao? Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả trong phần này.A.B.C.D.
Phần “Nhiệm vụ” trong bản “Tuyên bố” đã nêu những nhiệm vụ gì để đảm bảo quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em? Làm thế nào để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó? A.B.C.D.
Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.A.B.C.D.
Kỉ lục thế giới về chạy 100m do lực sĩ Tim — người Mĩ — đạt được là 9,86 giây a) Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là đều hay không đều ? Tại sao ? b) Tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s và km/h.A.B.C.D.
Xác định phép tu từ và tác dụng của các phép tu từ đó trong các ví dụ sau:a. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” (“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)b. “Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” (“Việt Bắc” – Tố Hữu)c. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã.” (Tục ngữ)d. “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông phải cạn. ” (“Bình Ngô đại cáo”– Nguyễn Trãi) e. "Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.” (“Nhớ con sông quê hương” – Tế Hanh) f.“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” (“Tuyên ngôn Độc lập” – Hồ Chí Minh)g. “Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. ” (“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)A.B.C.D.
Các từ in đậm sau đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào? a. “Con ở miền Nam (1) ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.” (Viễn Phương) “Gửi miền Bắc lòng miền Nam (2) chung thủy Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu.” (Lê Anh Xuân)b. “Đuề huề lưng túi gió trăng, Sau chân (1) theo một vài thằng con con.” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) “Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân(2) mây mặt đất một màu xanh xanh.” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)A.B.C.D.
a. Đọc kĩ đoạn thơ sau, rồi thực hiện các yêu cầu: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Tìm hai từ đồng nghĩa với từ “tưởng”. Có thể thay thế các từ tìm được cho từ “tưởng” không? Vì sao?b. Cho các ví dụ sau:- “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.” (Ca dao)- “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.” (Nguyễn Khoa Điềm, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”) Giải thích nghĩa của các từ: “chiều”, “mặt trời” trong các ví dụ trên. Xác định hiện tượng từ nhiều nghĩa, từ đồng âm trong các ví dụ nêu trên. Từ đó, chỉ ra nét giống và khác nhau của hai loại từ này. A.B.C.D.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến