Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3 còn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá này một thời gian thu được 0,78m gam chất rắn. Hiệu suất phân hủy CaCO3 là
A. 50%. B. 78%. C. 62,5%. D. 97,5%.
mCaCO3 = 0,8m
nCO2 = (m – 0,78m)/44 = 0,005m
—> H = 100.0,005m/0,8m = 62,5%
Đốt cháy hoàn toàn x mol chất hữu cơ T (mạch hở, chứa 2 nguyên tử O trong phân tử, chỉ chứa một loại nhóm chức) cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được y mol CO2 và z mol H2O. Biết x = y – z và V = 67,2x. Số chất thỏa mãn điều kiện của T là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, FeS, FeS2, CuS tan vừa hết trong dung dịch chứa 0,28 mol H2SO4 đặc sinh ra 0,28 mol khí SO2 và dung dịch Y. Cho Y phản ứng với NaOH hết tối đa 0,15 mol, thu được kết tủa đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được 4 gam chất rắn. Mặt khác, biết Y hòa tan tối đa 1,4 gam bột sắt. Giá trị của m là
A. 5,47. B. 5,15. C. 5,74. D. 6,03.
Cho 3,6 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được, dung dịch X chứa m gam muối và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 6,2. Giá trị của m là
A. 17,355. B. 17,710. C. 18,615. D. 17,870.
Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (không chứa nhóm chức khác) tạo thành từ axit axetic với mỗi ancol sau: ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E trong cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH dư, thu được muối F và hỗn hợp các ancol G. Cho toàn bộ G vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 5,67 gam so với ban đầu. Đốt cháy hoàn toàn muối F thu được 10,07 gam Na2CO3. Giá trị của V là
A. 13,664. B. 13,440. C. 13,888. D. 14,112.
Đốt cháy hoàn toàn 0,22 mol hỗn hợp X gồm axit axetic, metyl axetat và hai hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,72 mol O2, tạo ra 9,0 gam H2O. Nếu cho 0,22 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,22. B. 0,06. C. 0,03. D. 0,19.
Cho dung dịch các chất sau với nồng độ mol/l bằng nhau: amoniac (1), anilin (2), p-nitroanilin (3), p-metylanilin (4), metylamin (5), đimetylamin (6). Hãy chọn sự sắp xếp các dung dịch trên theo thứ tự pH tăng dần?
A. (2)>(3)>(4)>(1)>(5)>(6)
B. (3)<(2)<(4)<(1)<(5)<(6)
C. (2)<(3)<(4)<(1)<(5)<(6)
D. (3)<(1)<(4)<(2)<(5)<(6)
Cho các dung dịch sau: phenylamoni clorua, axit aminoaxetic, natri etylat, phenol, anilin, etylamin, natri axetat, metylamin, alanin, axit glutamic, natri phenolat, lysin. Số chất trong dung dịch có khả năng làm đổi màu quỳ tím là?
A. 6 B. 7 C. 5 D. 8
Cho các phát biểu sau:
(a) Các amin đều có tính độc hại
(b) Các chất CH3NH2, CH3NHCH3, C2H5NH2, (CH3)3N là những chất khí và tan nhiều trong nước
(c) Amin và aminoaxit đều có chứa nhóm -NH2
(d) Các amin đều không tồn tại ở trạng thái rắn ở điều kiện thường
Số phát biểu chính xác là?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
(1) Glyxerol, glucozơ và alanin là những hợp chất hữu cơ tạp chức
(2) Đốt cháy bất kỳ một este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
(3) Polietilen, poli (vinyl clorua) và poli (metyl metacrylat) được dùng làm chất dẻo
(4) Nhiệt phân polistiren thu được stiren
(5) Các tơ như nilon-6; nilon-6,6; tơ enang đều bị thủy phân trong môi trường axit
Số phát biểu đúng là?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
(a) Axit gluconic được tạo thành từ phản ứng oxi hóa glucozo bằng nước brom.
(b) Trùng ngưng caprolactam tạo ra tơ capron.
(c) Xenlulozo là nguyên liệu để sản xuất tơ xenlulozo axetat.
(d) Fructozo là chất kết tinh, không tan trong nước.
(e) Mantozo và saccarozo là đồng phân của nhau.
(f) Amilozo cũng có công thức dạng [C6H7O2(OH)3]n tương tự xenlulozo.
(g) Trong dung dịch, glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở nên 1 mol glucozo tạo được tối đa 2 mol Ag khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
(h) Xenlulozo tan trong nước Svayde tạo polime dùng để sản xuất tơ visco.
(i) Liên kết B-glicozit dễ bị thủy phân trong dung dịch axit hơn liên kết a-glicozit.
(j) Mỗi mắt xích glucozo trong xenlulozo đều chứ 1 liên kết π.
Số phát biểu đúng là:
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến