Câu trả lời là Núi Nùng.
Hoàng đế Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) đã cho xây Tòa chính điện Càn nguyên cùng nhiều cung và điện khác ở Núi Nùng nay là vùng đất thuộc di tích lịch sử Hoàng thành Hà Nội, mà trung tâm nằm kế cận với Quảng trường Ba Đình hiện nay.
Tài liệu lịch sử ghi lại rằng “Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý (1009 - 1225) tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ngày 2-11 Kỷ Dậu (21 – 11 - 1009). Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Ngay trong mùa thu năm đó, nhà Lý đã khẩn trương xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của vua, triều đình và hoàng gia. Trung tâm là điện Càn Nguyên, nơi thiết triều của nhà vua, hai bên có điện Tập Hiền và Giảng Võ, phía sau là điện Long An, Long Thụy làm nơi vua nghỉ. Đến cuối năm 1010, 8 điện 3 cung đã hoàn thành. Những năm sau, một số cung điện và chùa tháp được xây dựng thêm. Một vòng thành bao quanh các cung điện cũng được xây đắp trong năm đầu, gọi là Long Thành hay Phượng Thành. Đó chính là Hoàng Thành theo cách gọi phổ biến về sau này. Thành đắp bằng đất, phía ngoài có hào, mở 4 cửa: Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Đại Hưng ở phía nam, Diệu Đức ở phía bắc. Cửa Quảng Phúc mở ra phía chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) và chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà). Cửa Đại Hưng ở khoảng gần Cửa Nam hiện nay. Cửa Diệu Đức nhìn ra trước sông Tô Lịch, khoảng đường Phan Đình Phùng hiện nay. Trong Long Thành có một khu vực được đặc biệt bảo vệ gọi là Cấm Thành là nơi ở và nghỉ ngơi của vua và hoàng gia. Long Thành và Cấm Thành là trung tâm chính trị của Kinh Thành. Phía ngoài, cùng với một số cung điện và chùa tháp là khu vực cư trú, buôn bán, làm ăn của dân chúng gồm các bến chợ, phố phường và thôn trại nông nghiệp. Một vòng thành bao bọc toàn bộ khu vực này bắt đầu được xây đắp từ năm 1014, gọi là thành Đại La hay La Thành”.
Công trình khai quật khảo cổ học từ tháng 12/2002 đến nay, triển khai trên diện tích rộng hơn 19.000 m2 ở vùng gần Quảng trường Ba Đình Hà Nội hiện tại, đã phát lộ một phức hệ di tích – di vật rất phong phú và đa dạng của thành Đại La (thế kỷ VII - IX) đến thành Thăng Long (thế kỷ Xl -XVIII),… . Trong số này, có cả nền của một trong số các cung điện nói trên (ví dụ nền một cung điện gập ở Hố khai quật A20).
#đây ạ chúc bạn thi tốt