Thế Lữ đã dựng lên chân dung tâm hồn của vị chúa tể rừng xanh. Khổ ba giọng thơ, nhịp thơ nhanh dồn dập, ào ạt thể hiện cảm xúc dâng trào đang ùa về trong quá khứ. Trước hết là nỗi nhớ khuôn nguôi những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung bên bờ suối :
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan"
Hai chữ " nào đâu " phiếm chỉ hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãn với bao tiếc nuối. Đó là cảnh đêm vàng của thời hoàng kim, ánh trăng vàng như chảy vào trong không gian, tan vào dòng nước cho con hổ uống nước say mồi. Lúc này con hổ say mồi thì ít mà rung động trước vẻ đẹp thiêng liêng thì nhiều. Con hổ giống như người thi sĩ mơ màng tận hưởng khung cảnh đẹp của rừng thiêng dưới ánh trăng. Bức tranh hai nói về nỗi nhớ của con hổ những ngày mưa rừng. Cụm từ "mưa chuyển bốn phương ngàn" cho thấy mưa to, dữ dội làm cho cây cối rung chuyển. Phép nhân hoá " ta lặng ngắm giang sơn" gợi hình ảnh vị chúa tể đang say sưa trong niềm hạnh phúc của giang sơn đổi mới. Đồng thời bộc lộ một thái độ ung dung, bình thản, một bản lĩnh không gì lay chuyển được. Điệp từ "ta" thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về những kỉ niệm đẹp. Nhưng giờ đây những kí ức đẹp ấy đang dần mất đi trong nuối tiếc. Bức tranh ba nói về giấc ngủ của con hổ trong ánh bình minh. Cảnh đẹp trong sự tươi mới, rộn ràng. Vương quốc của con hổ tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Thiên nhiên bừng lên sức sống của ngày mới trong thanh âm của tiếng chim ca. Từ láy "tưng bừng" gợi niềm vui rộn ràng của bậc chúa tể. Phép đảo ngữ ở câu hai kết hợp với ẩn dụ đã tắm không gian rừng xanh thành một không gian tràn ngập nắng. Cách dùng từ độc đáo "nắng gội" đã diễn đạt ánh nắng ban mai ôm trùm lên cảnh vật như tắm gội sạch sẽ cho cây cối để cây khoác trên mình chiếc áo đẹp tinh khôi. Con hổ ngủ ngon lành trong không gian rộn rã tiếng chim để tận hưởng vẻ đẹp của núi rừng. Bức tranh bốn nói về cảnh chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn. Đây là cảnh hoàn hôn đẹp nhất, dữ dội bi tráng nhất. Bức tranh sơn mài rực rỡ trong gang màu đỏ : đỏ của máu con mồi, đỏ của ánh mặt trời. Từ "mảnh" được dùng để gọi mặt trời trong mắt con hổ mặt trời chiếu đang hấp hối , không gian chết chóc, chỉ ít nữa thôi vũ trụ chết nặng, chỉ còn sự oai linh của con hổ. Cụm từ "chiều lênh láng máu" có thể hiểu đó là máu của đối thủ bị chúa sơn lâm hạ gục hoặc đó là máy của mặt trờ trong ráng chiều hoàng hôn. Nếu hiểu theo cách hai thì mặt trời là đối thủ của con hổ nhỏ bé, hấp hối. Con hổ đã dành được quyền uy và sức mạnh. Đoạn thơ sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ : điệp từ " nào đâu.. " , câu hỏi tu từ, liệt kê.... làm nổi bật uy quyền của con hổ. Thán từ và câu cảm thán than ôi là sự nuối tiếc trong đớn đau ngậm ngùi.