.1)Các câu hỏi thuộc về các kiến thức
- Tiếng Việt (Hiểu nghĩa của từ, câu, các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt, các loại phong cách ngôn ngữ…)
- Làm văn: (Cách trình bày văn bản, các thao tác lập luận…)
- Kết hợp cả kiến thức trong văn bản với kiến thức xã hội (sự hiểu biết riêng của HS)
2) Các kĩ năng
- Kĩ năng nhận biết (phát hiện trên văn bản)
- Kĩ năng hiểu (hiểu từ, hiểu câu, hiểu ý tác giả)
- Kĩ năng vận dụng (nêu suy nghĩ riêng của bản thân)
3) Những kiểu câu hỏi thường sử dụng
- Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…
- Ở dạng câu hỏi hiểu: Thường hỏi hs hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…(kiểu hỏi này là để xem hs và tác giả có đồng quan điểm hay không); Kiểu câu hỏi theo tác giả… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.
- Ở dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu HS rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.
4) Những câu hỏi nâng cao nhằm phân hóa học sinh
Tập trung chủ yếu ở câu hỏi hiểu và vận dụng, yêu cầu HS vừa phải hiểu văn bản vừa phải có kiến thức sâu rộng từ thực tế chứ không chỉ dựa vào văn bản.
5) Phân bố thời gian: Thời gian hợp lí giao động từ 20 - 25 phút. Nếu quá thời gian trên mà vẫn chưa giải quyết hết thì phải dừng lại để làm phần II. Sau khi hoàn thành xong phần làm văn, tiếp tục suy nghĩ trả lời (nếu còn thời gian).