- Tích cực: Đáp ứng yêu cầu của đất nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phạn quan lại triều đình.
- Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giảu quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.
- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách.
- Ý nghĩa:
+ Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến cảu dân tộc.
+ Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết.
__________
*Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX- XX xuất hiện các giai cấp, tầng lớp: tầng lớp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp công nhân.
* Tầng lớp tư sản:
- Là thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng, chủ hãng buôn...
- Họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm thế lực kinh tế yếu ớt.
- Thái độ chính trị: muốn có thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.
* Tầng lớp tiểu tư sản:
- Thành phần: Chủ xưởng thủ công nhỏ, tiểu thương, viên chức, trí thức, sinh viên, nhà giáo, thông ngôn... Cuộc sống của họ rất bấp bênh.
- Thái độ chính trị: có ý thức dân tộc, sẵn sàng tham gia vào các cuộc vận động cứu nước.
* Giai cấp công nhân:
- Phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy...
- Đồng lương rẻ mạt nên đời sống vô cùng khổ cực.
- Thái độ chính trị: sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại giới chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt...