Cho các đặc điểm về sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực như sau: (1) Chiều tổng hợp. (2) Các enzim tham gia. (3) Thành phần tham gia. (4) Số lượng các đơn vị nhân đôi.(5) Nguyên tắc nhân đôi. (6) Số chạc hình chữ Y trong một đơn vị nhân đôi. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi ADN ở E.coli vềA. (1), (3), (4), (6). B. (1), (2), (4), (6). C. (3), (5). D. (2), (4).
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?A. Mã di truyền mang tính phổ biến, tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền. B. Mã di truyền được đọc theo chiều từ 3’- 5’ từ một điểm xác định trên phân tử mARN. C. Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 ribônuclêôtit không ngắt quãng, các bộ ba không gối lên nhau. D. Mã di truyền có tính thoái hóa, có thể có 2 hay nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.
Tái bản ADN ở sinh vật nhân chuẩn có sự phân biệt với tái bản ADN ở Ecoli ở 1. Chiều tái bản 2. Hệ enzim tái bản 3. Nguyên liệu tái bản 4. Số lượng đơn vị tái bản 5. Nguyên tắc tái bản.Câu trả lời đúng là A. 1, 2. B. 2, 3. C. 2, 4. D. 3, 5.
Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên làA. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về đột biến gen?A. Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên và truyền lại thế hệ sau. B. Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm thường vô hại do tính thoái hóa của mã di truyền. C. Đột biến điểm là 1 dạng của đột biến gen, liên quan đến 1 vài cặp nuclêôtit trong gen. D. Đa số các dạng đột biến gen là dạng thay thế cặp nuclêôtit.
Hóa chất 5 – BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi?A. 1 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 4 lần.
Gen quy định tổng hợp chuỗi β của phân tử hêmôglôbin trong hồng cầu người có G= 186 và 1068 liên kết hiđrô. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm hơn gen bình thường 1 liên kết hiđrô nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau. Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến làA. A= T= 255; G= X= 186. B. A= T= 480; G= X= 720. C. A= T= 254; G= X= 187. D. A= T= 187; G= X= 254.
Một gen cấu trúc dài 4080 , có tỉ lệ = , gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến làA. A = T = 720; G = X = 480. B. A = T = 419; G = X = 721. C. A = T = 719; G = X = 481. D. A = T = 721; G = X = 479.
Điều nào sau đây không đúng khi nói đến đột biến thay thế cặp nuclêôtit?A. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ảnh hưởng đến nhiều mã bộ ba trên gen. B. Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit là các đột biến trung tính do chỉ ảnh hưởng đến một mã bộ ba duy nhất trên gen. C. Cơ chế phát sinh đột biến này dễ xảy ra hơn các đột biến khác, ngay cả khi không có tác nhân đột biến. D. Trong thực tế, dạng đột biến gen này được tìm thấy phổ biến hơn cả ở hầu hết các loài.
Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vàoA. số lượng cá thể trong quần thể. B. môi trường sống và tổ hợp gen. C. tần số phát sinh đột biến. D. tỉ lệ đực cái trong quần thể.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến