Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12. Hai kim loại A, B lần lượt làA. Ca, Fe B. Mg, Fe C. K, Ca D. Na, K
Cặp nào sau đây của các nguyên tố có tính chất hóa học giống nhau nhất?A. B và N. B. Mg và Al. C. Li và K. D. S và Cl.
Những nhận định sau đây, nhận định nào sai:A. Nguyên tử của nguyên tố càng dễ nhận electron thì tính phi kim của nguyên tố đó càng mạnh.B. Tính phi kim được đặc trưng bằng khả năng nguyên tử của nguyên tố đó dễ nhận electron để trở thành ion âm.C. Nguyên tử của nguyên tố càng dễ trở thành ion âm thì nguyên tố đó có tính kim loại càng mạnh.D. Tính kim loại được đặc trưng bằng khả năng nguyên tử của nguyên tố dễ nhường electron để trở thành ion dương.A. A, B B. B, C, A C. C D. D, B
Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố này chứa 8,82% hiđro về khối lượng. Công thức phân tử hợp chất khí với hiđro đã nói trên làA. NH3. B. H2S. C. PH3. D. CH4.
Hoà tan 0,1 mol Cu vào 120ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lit khí NO duy nhất. Giá trị của V làA. 1,344 lit B. 1,49 lit C. 0,672 lit D. 1,12 lit
Hợp chất hữu cơ A có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: C chiếm 24,24% ; H chiếm 4,04% ; Cl chiếm 71,72%. A có bao nhiêu công thức cấu tạo?A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Cho sơ đồ sau : X + Y + H2O → Al(OH)3 + NaCl + CO2. Vậy X, Y có thể tương ứng với cặp chất nào sau đây làA. Na[Al(OH)4] và Na2CO3. B. Na[Al(OH)4] và NaHCO3. C. Al(OH)3 và NaCl D. AlCl3 và Na2CO3.
Cho các nguyên tố và số hiệu nguyên tử: 13Al, 16S, 11Na, 12Mg.Chiều tăng tính axit của các oxit như sau :A. Na2O < MgO < Al2O3 < SO2 ; B. MgO < Na2O < Al2O3 < SO2 ; C. Na2O < MgO < Al2O3 < SO2 ; D. MgO < Na2O < Al2O3 < SO2.
X và Y là hai nguyên tố ở hai phân nhóm chính kế tiếp nhau có tổng điện tích dương bằng 23. X và Y làA. N và S B. O và P C. Na và Mg D. N và S; O và P; Na và Mg đều đúng
Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của nguyên tố M là công thức nào sau đâyA. M2O3 và MH3 B. MO3 và MH2 C. M2O7 và MH D. Tất cả đều sai.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến