Đáp án đúng:
Giải chi tiết:1. Giới thiệu chung
- Nhà văn: Người nghệ sĩ, người sáng tạo nghệ thuật.
- Người cho máu: đem trái tim, tình cảm của mình ra để phục vụ người khác. Nói nhà văn là người cho máu là nhà văn sáng tác bằng tất cả trái tim, tình cảm của mình, vui buồn với từng cảm xúc của nhân vật, sống cùng cuộc đời của nhân vật. Như Lâm Ngữ Đường từng viết “Văn chương cổ kim đều viết bằng huyết lệ”, không rung động bằng cả trái tim thì không có nghệ thuật.
- Người truyền sự sống, người đốt lửa trong lòng người đọc: nhà văn tác động đến tâm hồn bạn đọc bằng những hình tượng, tư tưởng nghệ thuật. Từ đó, tác phẩm đem đến cho bạn đọc những tình cảm thẩm mĩ, để sống một cuộc đời có ý nghĩa, văn học hướng con người đến Chân – Thiện - Mĩ.
- Hai ý kiến bổ sung cho nhau để nói về quá trình sáng tạo và tiếp nhận của văn học xung quang người nghệ sĩ sáng tạo. Nhà văn vừa phải rung động thật sự, viết những điều gan ruột, như thế mới đem đến những tác phẩm ý nghĩa có tác động đến độc giả, làm cho đọc giả thêm yêu cuộc sống, thanh lọc tâm hồn người đọc.
2. Bình luận, phân tích
Học sinh chọn những tác phẩm trong chương trình Ngữ văn để phân tích, làm sáng tỏ vấn đề. Có thể chọn những dẫn chứng khác nhau để phân tích nhưng phải đảm bảo được hai luận điểm:
a.Nhà văn là người cho máu, viết lên những điều tâm huyết, gan ruột.
b. Nhà văn qua tác phẩm của mình là người truyền sự sống, đốt lửa trong lòng bạn đọc.
Ví dụ: Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
*Nhà văn là người cho máu
- Nguyễn Du viết bằng những tâm trạng thực sự của mình trước cuộc đời của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX.
- Mượn cốt truyện từ tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của tác giả là chủ yếu mới làm nên giá trị của kiệt tác này.
- Nhà thơ không ở vị trí của một kẻ bề trên ghé xuống nhìn người phụ nữ với con mắt cảm thong mà thực sự sống, trải nghiệm, đặt mình vào nhân vật.
- Cảm thấy “đau đớn lòng” trước hiện thực xã hội và nói lên tiếng nói thương cảm, ca ngợi hay tố cáo của mình.
- Mộng Liên Đường Chủ Nhân nhận xét: “Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không có con mắt trông thấy cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có bút lực ấy.” Đọc Kiều, ta cảm nhận như có “máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy’
* Nhà văn truyền sự sống, đốt lửa trong lòng bạn đọc
- Biết yêu, trân trọng phảm chất, nhân cách của người con gái “hiếu nghĩa đủ đường”.
- Truyền cho con người khát vọng công lí, khát vọng tình yêu.
- Đốt lửa cho lòng căm thù, tố cáo những thế lực đã chà đạp lên cuộc sống và số phận con người.
3. Tổng kết
- Quy luật của sáng tạo văn học là sự rung động của tâm hồn nghệ sĩ trước hiện thực cuộc đời, trước những điều nhà văn luôn đau đáu để viết về con người và vì con người. Con người là mục đích đầu tiên và cũng là đối tượng hướng đến cuối cùng của văn học.
- Sáng tạo của người nghệ sĩ phải có sự kết hợp giữa nội dung và hình thức để truyền đạt được tư tưởng một cách sâu sắc nhất.
- Chức năng cao nhất của văn học là thanh lọc tâm hồn con người.
- Bạn đọc được tác động từ những tác phẩm văn học, cảm thấy được sự lớn lên của tâm hồn, đến với văn học là đến với thế giới của tâm hồn, của tình cảm, để tâm hồn trong sáng hơn.