Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,568. B. 1,560.
C. 4,128. D. 5,064.
nFe3+ = 0,024; nAl3+ = 0,032, nH+ = 0,08 & nOH- = 0,26
Sau khi trung hòa và tạo Fe(OH)3 (0,024 mol) thì còn lại 0,26 – 0,08 – 0,024.3 = 0,108 mol OH-
0,108 > 3nAl3+ nên Al(OH)3 đã bị hòa tan:
0,108 = 4nAl3+ – nAl(OH)3 —> nAl(OH)3 = 0,02
—> m↓ = 4,128
sao lại là 4nAl3+ ạ??
X, Y là hai hợp chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic, Z là ancol đa chức, T là este mạch hở, trong phân tử các chất chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun nóng 28,52 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T với dung dịch NaOH vừa đủ thu được a gam một ancol duy nhất Z, hỗn hợp F gồm 2 muối. Cho a gam Z cho qua bình Na dư thu được 4,48 (l) khí H2 và khối lượng bình tăng 12 g. Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,87 mol O2 thu được CO2, H2O, 14,84 g Na2CO3. Tổng khối lượng X, Y trong 28,52 hỗn hợp E là
A. 3,72 B. 4,4 C. 3,16 D. 8,12
Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 50. B. 55. C. 45. D. 60.
Hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn các cation có trong Y cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là?
Hỗn hợp X gồm một este Y (CnH2nO2) và hai peptit đều mạch hở hơn kém nhau một nguyên tử cacbon được tạo bởi từ các α-amino axit có dạng H2N-CmH2m-COOH. Đốt cháy hoàn toàn 97,19 gam X cần dùng 3,4375 mol O2, thu được N2, H2O và 3,27 mol CO2. Mặt khác đun nóng 97,19 gam X với 800 ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp muối T. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp T là
A. 7,8%. B. 8,9%. C. 6,2%. D. 2,7%.
Thêm dung dịch chứa m gam AgNO3 vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl2 xM và HCl yM. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, 28,7 gam AgCl kết tủa (chất rắn duy nhất) và 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 64,1 gam muối. Giá trị của x và y lần lượt là:
A. x = 1,5 và y = 2. B. x = 1,5 và y = 2,4.
C. x = 2 và y = 2,4. D. x = 2 và y = 2.
Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol Fe2(SO4)3 và 0,1 mol CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Z có khối lượng (m + 3,2) gam. Giá trị của m là:
A. 6,0. B. 4,8. C. 0,96. D. 1,92.
Chia m gam hỗn hợp X gồm Fe, Al thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 7,28 lit H2
Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HNO3 dư thu được 5,6 lit NO duy nhất. Các thể tích do ở đktc. Tính khối lượng Fe, Al trong X
Lấy 9,94 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu cho tan trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng lấy thoát ra 3,584 lit khí NO (đktc) duy nhất. Tính khối lượng muối khan tạo thành.
Hòa tan 15,5 gam Na2O vào nước thu được 0,5 lít dung dịch A
a) Tính nồng độ mol/l của dung dịch A
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20%, khối lượng riêng là 1,14 g/ml cần để trung hòa dung dịch A
c) Tính nồng độ mol/l của chất có trong dung dịch sau khi trung hòa
Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 trong bình kín có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp Z làm mất màu tối đa 40 gam brom trong dung dịch và còn lại hỗn hợp khí T. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 11,7 gam nước. Giá trị của a là
A. 1,00. B. 0,80. C. 1,50. D. 1,25.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến