1.tác động tích cực :Tính từ khi bắt đầu du nhập cho đến lúc suy vong, Nho giáo đã có lịch sử 1900 năm truyền bá ở Việt Nam. Thời Bắc thuộc, trong những thế kỷ đầu công nguyên, các quan cai trị người Hán như Tích Quang (1 - 5), Nhâm Diên (29 - 33), Sĩ Nhiếp (187 - 226), Đỗ Tuệ Độ (đầu thế kỷ V) đã ra sức truyền bá Nho giáo ở Giao Châu. Cũng trong thời kỳ này, các đoàn người Hán di thực và tị nạn nối tiếp nhau kéo xuống Giao Châu, mang theo văn hóa Hán.
-hình thành tầng lớp nho sĩ, giai cấp quý tộc, quan lại theo hình mẫu Nho giáo, tồn tại bên cạnh các giai cấp, tầng lớp sẵn có của xã hội Việt Nam xưa (nông dân, thợ thủ công, thương nhân). Tầng lớp nho sĩ và quan lại ấy có trách nhiệm kinh bang tế thế, trị quốc an dân, và tùy theo thời thế mà chọn lựa cách ứng xử, xuất và xử, hành và tàng.
-có rất nhiều nhà nho có phẩm hạnh, khí tiết cao cả, như Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Trường Toản, Ngô Tùng Châu, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh, Nguyễn Công Trứ, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến. Những nhà nho này, dù lúc bình thời hay khi vận nước gian nan, vẫn tỏ rõ khí tiết và phẩm hạnh, đồng thời có thái độ và hành động vì nước, vì dân
-Về tín ngưỡng coi Nho giáo như là tôn giáo; gạt bỏ, bài xích các tôn giáo khác ngoại trừ những nội dung được Nho giáo chấp nhận và khuyến khích, như lòng tin vào thiên mệnh, việc tế lễ, việc thờ cúng tổ tiên...
-Trong giáo dục, Nho giáo là cơ sở hình thành hệ thống giáo dục chính thống của Việt Nam trung đại ở bốn cấp kinh đô - tỉnh/đạo - phủ - huyện/châu, và chế độ thi tuyển gồm bốn cấp khảo hạch - thi Hương - thi Hội - thi Đình, để đào tạo ra quan lại nhà nước, quan viên làng xã. Hệ thống giáo dục chính thống này tồn tại song hành với mạng lưới giáo dục dân gian trong gia đình, làng xóm, làng nghề, nhằm giáo dục cách ứng xử với gia đình, cha mẹ, ông bà, tổ tiên, họ hàng, làng xóm, thần linh
-Về văn học và nghệ thuật, Nho giáo đã góp phần làm hình thành các thể văn khoa cử (kinh nghĩa, chiếu, biểu, luận, văn sách, thơ, phú...), các thể loại văn học mô phỏng Trung Hoa (thơ Đường luật, phú, từ, đối...), các điển tích văn
-về văn tự, chữ Hán là văn tự chính thức của Việt Nam trong suốt thời phong kiến tự chủ, và vì là phương tiện chuyên dùng chuyển tải Nho giáo, nên chữ Hán thường được gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Quá trình tiếp biến văn hóa Hán và Nho giáo trong chữ viết ấy tồn tại song hành với quá trình Việt hóa các văn tự ngoại lai.
2.tác hại
-lĩnh vực giáo dục : Nội dung tổng quát của nền giáo dục đó là lấy những tri thức xã hội và phương châm xử thế của hàng trăm, hàng nghìn năm trước và của một nền văn hóa khác, để làm khuôn vàng thước ngọc cho tư tưởng và cách hành xử của con người Việt Nam, bất kể những khác biệt của văn hóa tộc người và những chuyển biến của thời đại. Nội dung giáo dục như vậy thậm chí còn thua cả thời Khổng Tử đào tạo học trò, với những tri thức của lục kinh (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu) và những kỹ năng của lục nghệ (lễ, nhạc, ngự, xạ, thư, số). Phương pháp học tập thì theo lối huấn hỗ (giải nghĩa kinh sách), từ chương (sáng tác thơ phú, tầm chương trích cú). Đó là một cái học vừa giáo điều, vừa phù phiếm, chủ yếu giúp làm dáng trí thức, còn hầu như vô dụng đối với xã hội nhân quần.
-Về chính trị, tư tưởng trung quân của Nho giáo khiến cho nhiều nho thần, nho sĩ Đại Việt đều dốc sức bảo vệ ngai vàng, khôi phục ngai vàng cho những dòng vua, những ông vua ăn hại, bù nhìn. Thay vì làm cho non sông nhất thống, họ lại làm cho chính sự suy đồi, đất nước loạn lạc, dân chúng lầm than. Nhà Mạc giết vua cướp ngôi, sau khi mất nước lại dấy binh làm loạn, vẫn được nhiều người tôn phò để tái lập vương triều ở Cao Bằng. Nguyễn Kim lập Lê Duy Ninh, một gã lang thang bất tài vô tướng, làm vua Lê Trang Tông để tái lập nhà Lê, chỉ vì y là con cháu nhà Lê. Thời trước, những châm ngôn như: “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu” là châm ngôn cửa miệng của nhà nho. Bao nhiêu đạo và đức mà bậc chính nhân quân tử cần phải có, chung quy lại đều không qua được cái đạo trung quân vô điều kiện.
-Về kinh tế, sự độc tôn Nho giáo đã kiềm hãm kinh tế Việt Nam, làm suy yếu các nguồn nội lực, là một trong những nguyên nhân làm cho Việt Nam mất nước. Do ý thức hệ Nho giáo, một số nghề nghiệp trong xã hội Việt Nam đã bị coi khinh, mặc dù cần thiết, có ích cho cuộc sống của con người như nghề xướng ca, nghề thương mại... Những người theo nghề xướng ca chuyên nghiệp (tuồng, chèo, ca trù, hát bội) thì bị khinh miệt với câu ngạn ngữ “xướng ca vô loại”, có nghĩa là nghề xướng ca không thuộc loại nào cả, không có chỗ trong bốn loại “tứ dân” (sĩ - nông - công - thương), theo quan điểm nhà nho.
-Về xã hội, quan điểm bất bình đẳng của Nho giáo đã chà đạp phụ nữ Việt Nam xuống đất đen. “Đạo” mà Nho giáo dành cho người phụ nữ là đạo tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. “Đức” mà Nho giáo dạy cho phụ nữ là tứ đức: “Công, dung, ngôn, hạnh”. Tất cả là để cho người phụ nữ làm tròn chức trách phục vụ đàn ông. Đã thế, nền giáo dục và khoa cử theo Nho giáo cũng chỉ dành cho nam giới; gần 100% phụ nữ Việt Nam bị gạt ra ngoài, chỉ được thụ hưởng giáo dục gia đình, giáo dục dân gian, rất hiếm người được học chữ, học hỏi kiến thức qua Nho giáo. Vì vậy mà trong suốt thời trung đại, toàn bộ việc làng, việc nước là việc của đàn ông. Việc của phụ nữ chỉ là “tề gia, nội trợ”, có thể kiêm thêm việc chạy chợ, chạy đồng, đầu tắt mặt tối, nhưng không vì thế mà địa vị trong gia đình, xã hội của họ được nâng lên.
-Về đối ngoại, ý thức hệ Nho giáo đã bóp méo nhãn quan người Việt đối với văn hóa Trung Hoa, văn hóa các tộc người lân cận. Đối với văn hóa Trung Hoa, nhà nho Việt Nam thường có cái nhìn tự ti, vong bản. Đối với các nền văn hóa bản địa, họ có cái nhìn trịnh thượng, tự tôn. Tuy một bộ phận nhà nho cũng có ý thức về cội nguồn dân tộc, ý thức về cái riêng của văn hóa dân tộc, nhưng do ảnh hưởng của Nho giáo, trong một bộ phận nhà nho đã hình thành ý thức đồng nhất cội nguồn dân tộc Việt với cội nguồn dân tộc Hán, đồng nhất văn hóa Việt đã trải qua “giáo hóa” với văn hóa Hán.