Nung hỗn hợp 7,2 gam bột Al và 15,2 gam bột Cr2O3 trong điều kiện không có oxi, phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn X. Khối lượng kim loại tự do có trong X là
A. 22,4. B. 12,2. C. 10,4. D. 1,8.
2Al + Cr2O3 —> 2Cr + Al2O3
0,2………0,1………..0,2
—> m kim loại = 7,2 – 0,2.27 + 0,2.52 = 12,2 gam
Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi nước bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được 2,464 lít khí thoát ra và dung dịch X. Biết X hòa tan vừa đủ 9,36 gam Al(OH)3. Giả sử các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 41,17. B. 25,96. C. 34,34. D. 36,64.
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit cần vừa đủ 1,63 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, cho a gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 18,36. B. 19,32. C. 20,84. D. 15,64.
Cho các chất sau: Al, Cr, Cr(OH)3, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Cho dãy các chất: glyxin, amoni axetat, saccarozơ, axit glutamic, etylamin và Gly-Ala. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Hòa tan hết 37,6 gam hỗn hợp gồm K, K2O, Ba và BaO vào nước dư, thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Cho dung dịch CuSO4 dư vào X, thu được 76,0 gam kết tủa. Nếu súc 0,35 mol khí CO2 vào dung dịch X, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được lượng kết tủa là
A. 39,4. B. 19,7. C. 35,46. D. 49,25.
Cho dãy các chất: Cu, Fe3O4, Na2SO3, AgNO3, Fe(OH)3, FeO. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Đốt sắt trong khí O2. (2) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt CuSO4. (3) Nhúng thanh Al vào dung dịch Cu(NO3)2. (4) Để miếng gang trong không khí ẩm. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Hỗn hợp X gồm Na2O, BaCl2 và NaHCO3 (có cùng số mol). Cho X vào nước, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Các chất tan trong Y gồm
A. NaOH, BaCl2, NaHCO3.
B. BaCl2, Na2CO3, NaOH.
C. NaCl, NaOH.
D. Na2CO3, NaOH.
Tiến hành lên men 40,5 gam tinh bột thành ancol etylic (hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80%). Hấp thụ hoàn toàn lượng CO2 thoát ra vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 90,0. B. 40,0. C. 50,0. D. 25,0.
Thủy phân hoàn toàn 38,12 gam hỗn hợp E gồm ba peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) đều mạch hở trong dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 60,68 gam hỗn hợp F gồm hai muối có dạng NH2-CnH2n-COOH. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 1,77 mol O2. Biết X chiếm 25% tổng số mol hỗn hợp. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với
A. 55. B. 50. C. 45. D. 60.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến