Trong số các dạng đột biến: chuyển đoạn, mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn thì có bao nhiêu dạng đột biến cấu trúc NST có thể làm cho một số gen trên NST xếp lại gần nhau hơn? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án C. Các dạng đột biến có thể làm một số gen trên NST xếp lại gần nhau hơn là mất đoạn, chuyển đoạn và đảo đoạn.
181. Một đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình trong những trường hợp nào sau đây? 1. Tồn tại bên cạnh gen trội có lợi 2.Tồn tại ở trạng thái đồng hợp tử lặn 3.Điều kiện ngoại cảnh thay đổi phù hợp với gen lặn đó 4.Tế bào bị đột biến mất đoạn NST chứa gen trội tương ứng Phương án đúng là: A. 1, 2 B. 2, 3 C. 2, 4 D. 3, 4
Tiến hành lai giữa 2 loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE. Sau đó đa bội hóa sẽ thu được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gen nào sau đây không phải là kiểu gen của thể đột biến được tạo ra từ phép lai này: A. Kiểu gen AABBDDEE B. Kiểu gen AaBbDdEe C. Kiểu gen AAbbddEE D. Kiểu gen aabbddEE
Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở một số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II. Ở phép lai: ♂Aabb x ♀aaBb, sự kết hợp giữa giao tử đực (n+1) và giao tử cái (n+1) sẽ tạo ra thể ba kép có kiểu gen là: A. AaaBBb hoặc aaabbb B. AaaBbb hoặc Aaabbb
C. AAaBbb hoặc aaaBbb D. AaaBBb hoặc Aaabbb
Có các giao tử ở người như sau: I-(23+X), II-(21+Y), III-(22+Y), IV-(22+XX). Có bao nhiêu tổ hợp giao tử sẽ sinh ra cá thể bị hội chứng Claiphento không bị bệnh khác? A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Loại đột biến cấu trúc NST nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc hình thành gen mới? A. Đột biến mất đoạn B. Đột biến chuyển đoạn C. Đột biến đảo đoạn D. Đột biến lặp đoạn
175. Dựa vào sự kiên nào trong giảm phân để nhận biết có đột biến cấu trúc NST xảy ra? A. Sự sắp xếp của các NST tương đồng ở mặt phẳng phân bào trong kì giữa lần phân bào I B. Sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I C. Sự tiết hợp các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I D. Sự co ngắn, đóng xoắn ở kì đầu lần phân bào I
Mặc dù không tiếp xúc với tác nhân đột biến nhưng đột biến gen vẫn có thể xảy ra vì: A. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến mất cặp NST B. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thay thế cặp NST C. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thêm cặp NST D. Một số nucleotit có thể tồn tại ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến đảo cặp NST
Một loài có bộ NST 2n = 14. Ở lần nguyên phân đầu tiên của 1 hợp tử có 2 NST kép không phân li, ở những lần nguyên phân sau các cặp NST phân li bình thường. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của loài này: A. Một loại có 12 NST, các tế bào khác có 16 NST B. Tất cả các tế bào đều có 14 NST C. Một loại có 12 NST, các tế bào khác có 14 NST D. Có 3 loại tế bào, một loại có 14 NST, một loại có 16 NST và một loại có 12 NST
Cho các bệnh và hội chứng ở người:
1. Ung thư máu 2. Hồng cầu hình lưỡi liềm 3. Bạch tạng 4. Hội chứng Claiphento 5. Dính ngón tay số 2, 3 6. Máu khó đông 7. Hội chứng Tocno 8. Hội chứng Down 9. Bệnh mù màu 10. Bệnh phenylketo niệu Số bệnh và hội chứng do đột biến NST là: A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
Có 4 dòng ruồi giấm thuộc 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gen người ta thu được kết quả sau: + Dòng 1: ABFEDCGHIK + Dòng 2: ABCDEFGHIK + Dòng 3: ABFEHGIDCK + Dòng 4: ABFEHGCDIK Nếu dòng 3 là dòng gốc và đột biến đảo đoạn là nguyên nhân phát sinh 3 dòng trên thì trình tự phát sinh là: A. 3→2→1→4 B. 3→1→2→4 C. 3→4→1→2 D. 3→2→4→1
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến