1,Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
2, Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3,
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: "cửa sông chẳng dứt cội nguồn", "giáp mặt", "nhớ". Tác giả đã dùng những từ ngữ miêu tả con người để gán cho cửa sông hay lá cây. Tác dụng: làm cho hình ảnh của thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn; từ đó truyền tải bài học đạo lý về sống ân nghĩa cho con người một cách sinh động và chân thực.
4,
Cửa sông có thái độ trân trọng hướng về cội nguồn sinh ra nó là những mạch nước nhỏ thượng nguồn. Dù cho có cận kề với biển rộng bao la hấp dẫn và thú vị hơn nhiều nhưng tâm trí của cửa sông vẫn giống như một con người luôn hướng về cội nguồn quê hương chôn rau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy đáng trân trọng vì nó là tình cảm trong sáng dành cho pquê hương, đất nước, cội nguồn và cũng là thái độ sống ân nghĩa, thủy chung.
Câu 1: Mẹ bao giờ cũng là người gần gũi với các con. Nhất là khi con ốm, mẹ luôn bên cạnh vỗ về, chăm sóc. Em nhớ có một lần bị ốm, mẹ đã thức trắng đêm. Mẹ cho em uống thuốc, rồi đánh cảm cho em. Mẹ lo lắng ngồi bên, thay khăn ướt đắp lên trán. Bàn tay mẹ nhẹ nhàng thỉnh thoảng sờ lên trán hay xoa xoa nhẹ vào lưng rất dễ chịu. Đôi mắt mẹ dường như không nhắm lại một giây phút, lúc nào cũng thức nhìn em ngủ và lắng nghe tiếng thở mệt nhọc của em. Trong giấc ngủ chập chờn, em thấy bóng mẹ đổ dài in nghiêng trên tuờng… Sáng tỉnh giấc, mẹ vui mừng thấy em đã bớt ốm nhưng nhìn mẹ thì như già thêm vài tuổi, mệt mỏi mà vẫn cố nở nụ cười rạng rỡ chào đón em. Chưa bao giờ em thấy thương mẹ đến thế. Câu 2: Cây tre là một hình ảnh quen thuộc, gần gũi và gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Việt Nam. Cây tre còn là biểu tượng cho phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: kiên cường, dẻo dai, mạnh mẽ và bất khuất vô cùng. Nhân dịp về quê, em đã vô tình gặp một cơn bão nhưng cũng nhờ có cơn bào đó mà em thấy được sự kiên cường của lũy tre làng!
Đó là một đêm giông bão đầy nguy hiểm và dữ tợn. Trời đã về đêm nên cơn bão, cơn giông ngày càng mạnh mẽ và dữ dội hơn bao giờ hết. Rít từng cơn nghe đến lạnh cả sống lưng, nổi cả da gà là những cơn gió gào thét qua từng kẽ lá. Gió rít đến đâu là cây lá nghiêng ngả đến đó. Có nhiều cây ở quê em vì không chịu nổi được sức gió khủng khiếp đó mà bị ngã quật hoặc gẫy rất nhiều cành to. Mưa cũng xối xả và dữ dội vô cùng. Mưa đổ đến đâu là cây lá, cảnh vật bạt đi, mù mịt đi đến đó. Sấm chớp sang, vang động cả một khung trời. Cảnh vật đi mờ dần đi trong cơn bão. Không chỉ cây cối mà thậm chí là cả con người cũng cảm thấy chính bản thân mình thật là nhỏ bé trong cơn bão giông khủng khiếp đó. Nhưng có một loài cây vẫn hiên ngang, đó là lũy tre làng.
Trong giông bão, cây tre xanh của làng quê Việt Nam vẫn kiên cường bám trụ một cách đầy mạnh mẽ. Đây là cách mà loài cây nhỏ bé này dùng để sinh tồn trong cái thế giới tự nhiên đầy tàn khốc này. Gió dù thổi mạnh tới đâu, các loài cây xung quanh, cây thì bật rễ, cây thì gẫy cành to nhưng tre vẫn hiên ngang đứng đó. Gió thổi chỉ làm cho một vài chiếc lá cây rụng thôi còn thân tre thì vẫn can đảm mà chống chọi. Thân tre dẻo dai vô cùng, nó quật lại cả cơn gió to thổi qua. Gió thổi qua, thân trea uốn nghiêng theo chiều gió, thậm chí có lúc là là mặt đất, tưởng chừng như có thể thân gẫy làm đôi. Nhưng không, khi gió qua, tre lại bật mình dậy, hiên ngang sừng sững mà đứng đó, thách thức tất cả. Còn bộ rễ bám sâu vào lòng đất kia như cái trụ, cái dây nối tre bám thật chắc vào lòng đất mẹ, để đất mẹ yêu thương bảo vệ cho nó vượt qua nguy hiểm. Sáng hôm sau, khi cơn bão qua đi, trong khung cảnh hoang tàn là bóng hình cây tre hiên ngang, sừng sững đứng đó.
Hình ảnh cây tre, lũy tre làng quê trong cơn giông bão thật đẹp làm sao! Một hình ảnh quả cảm mà kiên cường, dẻo dai mà em không bao giờ có thể quên được.