Các bài cáo thời xưa thường được mở đầu bằng việc nêu nguyên lý chính nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa cũng là tư tưởng được mặc nhiên thừa nhận trong xã hội phong kiến. Nguyên Trãi không chỉ thích thú mà còn có sự sáng tạo khi thể hiện lập trường chính nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Nhân nghĩa có nguồn gốc từ Nho giáo của Khổng Tử nhằm vẵ hồi truyền tự kỉ cương xã hội thời Xuân Thu Chiến Quốc. Đó là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trên cơ sở tình thương và đạo lý. Nguyễn Trãi đã nâng tư tưởng nhân nghĩa lên một tầm cao mới, phối hợp với hoàn cảnh lịch sử của thời đại. Nhân nghĩa tức là diệt trừ ngang tàng bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân. Nội dung ngày trong quan niệm Nho giáo của Khổng Tử hoàn toàn không đề cập đến. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa đã khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc, của cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược đương thời, vạch trần luận điệu phi nghĩa của giặc. Đồng thời tư tưởng nhân nghĩa ấy còn thể hiện đường lối chính trị đúng đắn: lấy dân làm gốc, đánh dấu một sự tiến bộ trong thời đại lúc bấy giờ. Nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi cũng không còn là một đạo đức hạn hẹp mà đã chuyển thành một tư tưởng xã hội, “chiến đấu vì nghĩa, vì dân, vì yên dân trừ bạo”. Từ đó làm cho tư tưởng nhân nghĩa ở đây gần với truyền thống đạo đức của dân tộc. Chiến đấu chống quân xâm lược là nhân nghĩa. phù hợp với lý tưởng chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc cũng là một chân lý khách quan, phù hợp với nguyên lý đó.