Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong oxit cao nhất của nó là 25,93%. Nguyên tố R là
A. Cacbon. B. Lưu huỳnh. C. Nitơ. D. Silic.
Oxit cao nhất dạng R2Ox
—> %R = 2R/(2R + 16x) = 25,93%
—> R = 2,8x
—> x = 5, R = 14: Oxit là N2O5.
Lên men m gam glucozơ để điều chế ancol etylic (với hiệu suất phản ứng 80%) và thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 45,0. B. 36,0. C. 57,6. D. 28,8.
Để oxi hóa hết 6,0 gam kim loại R (hóa trị II) cần vừa đủ 0,15 mol khí Cl2. Kim loại R là
A. Mg. B. Ca. C. Be. D. Ba.
Cho các chất sau: Al, Fe(OH)3, Al2O3, NaHCO3. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CH4 và C2H4 thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm số mol của C2H4 trong X là
A. 50%. B. 75%. C. 25%. D. 40%.
Thủy phân hết m gam hỗn hợp X gồm một số este được tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được a gam muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy a gam hỗn hợp muối thu được hỗn hợp khí Y và 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y sinh ra qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 23 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 13,18 gam so với ban đầu. Đun b gam hỗn hợp ancol sinh ra với H2SO4 đặc ở 140°C thu được 4,34 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 10. B. 11. C. 13. D. 12.
X là axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở; Y thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic (MX < MY), Z là este đa chức của ancol T. Cho 94,64 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng vừa đủ với 560 ml dung dịch NaOH 1M thu được 56,4 gam hỗn hợp M gồm 2 muối có phân tử hơn kém nhau 1 nguyên tử C và ancol T. Dẫn toàn bộ hơi T qua bình đựng Na dư thấy bình tăng 55,18 gam, đồng thời có 20,832 lít khí thoát ra. Thành phần phần trăm về khối lượng của Z trong E là:
A. 32,97% B. 35,63% C. 34,49% D. 37,53%
Cho các chất sau đây: Cl2, Na2CO3, CO2, HCl, NaHCO3, H2SO4 loãng, NaCl, Ba(HCO3)2, NaHSO4, NH4Cl, MgCO3, SO2. Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng được với bao nhiêu chất?
A. 11. B. 10. C. 9. D. 12.
Cho 4,68 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 0,1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng), phản ứng xong thu được dung dịch Y và còn một phần rắn không tan. Thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào bình phản ứng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Z. Biết rằng sản phẩm khử của N+5 là khí NO, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kết tủa Z là
A. 17,350. B. 7,985. C. 18,160. D. 18,785.
Dung dịch NaOH 0,01M có pH bằng
A. 12. B. 2. C. 1. D. 13.
Cho 10 gam hỗn hợp X gồm Ag và Fe vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Ag trong X là
A. 56,0%. B. 59,4%. C. 40,6%. D. 44,0%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến