ppppppppppppppppppppppppdfdshjfkdghhfghjfgjghhhfkhk

Các câu hỏi liên quan

ĐỒNG TIỀN VÀNG Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ. - Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay. Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự: - Thật chứ? - Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu. Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng. Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn: - Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ ? Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp: - Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo. Theo Truyện khuyết danh nước Anh */ Đọc thầm đoạn văn trên và khoanh vào phương án đúng. Câu 1: Câu chuyện có những nhân vật nào? A. Người kể chuyện (tác giả) và cô bé bán diêm. B. Người kể chuyện cậu bé bán diêm và em trai của cậu. C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be. D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm. Câu 2: Người khách (người kể chuyện) đưa tổng tiền vàng cho cậu bé bán diêm vì: A. Ông không có tiền lẻ. B. Ông thương cậu bé nghèo. C. Ông tin cậu bé sẽ làm như cậu nói. D. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo. Câu 3: Khi trở về nhà, người khách lại ngạc nhiên vì: A. Thấy Rô-be đang đợi mình để trả lại tiền thừa. B. Thấy cậu bé đợi mình rất giống cậu bé nợ tiền. C. Được biết Rô-be sai em đem trả lại tiền thừa. D. Cả hai lí do A, B đều đúng. Câu 4: Vì sao Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách? A. Rô-be bị bệnh đang nằm ở nhà. B. Rô-be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện. C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. D. Rô-be không thể mang trả ông khách được. Câu 5: Câu ghép sau thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu? Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. A. Nguyên nhân - kết quả B. Điều kiện - kết quả C. Tương phản D. Hô ứng Câu 6: Từ “đồng” trong hai câu: “Cái chậu này làm bằng đồng.” và “Đồng tiền vàng rất quý.” Quan hệ với nhau như thế nào? A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Nhiều nghĩa D. Đồng âm Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu khiến? A. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng đi. B. Một cậu bé chìa những bao diêm, khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. C. Anh Rô-be sai cháu mang đến. D. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo. Câu 8: Có thể thay từ lưỡng lự trong câu Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự. bằng từ nào dưới đây? A. dò xét B. phân vân C. nghi ngờ D. chia sẻ PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 9: (1,0 điểm): a) Tìm từ cùng nghĩa với từ “trung thực”. Đặt câu với từ đó. .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... b) Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những ..... mà ......” để nói về việc học tập. .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... Câu 10: (5,0 điểm) Tập làm văn Em lớn lên trong vòng tay ôm ấp của mẹ hiền. Công ơn của mẹ như sông sâu biển rộng. Em hãy tả lại mẹ của mình với lòng biết ơn sâu sắc. .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... ..................