Tính chất hóa học của nhôm và sắt
*Giống nhau:
- Tính chất hóa học đặc trưng: Tính khử
+ Tác dụng với phi kim tạo muối:
Ví dụ:
$\begin{gathered} 2Al + 3C{l_2} \to 2AlC{l_3} \hfill \\ 2Fe + 3C{l_2} \to 2FeC{l_3} \hfill \\ \end{gathered} $
+ Tác dụng được với axit:
* $HCl/ H_2SO_4$ loãng: tạo muối và giải phóng khí $H_2$.
Ví dụ:
$\begin{gathered}
2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \hfill \\
Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \hfill \\
\end{gathered} $
* $HNO_3/H_2SO_4$ đặc, nóng: đều tạo muối, sản phẩm khử và nước.
Ví dụ:
$\begin{gathered}
Al + 4HN{O_3} \to Al{(N{O_3})_3} + NO + 2{H_2}O \hfill \\
Fe + 4HN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} + NO + 2{H_2}O \hfill \\
\end{gathered} $
$Al, Fe$ đều bị thụ động trong $HNO_3$ đặc, nguội và $H_2SO_4$ đặc, nguội.
- Đều có khả năng đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối của nó.
Ví dụ:
$\begin{gathered} 2Al + 3Cu\,S{O_4} \to A{l_2}{(S{O_4})_3} + 3Cu \hfill \\ Fe + Cu\,S{O_4} \to Fe\,S{O_4} + Cu \hfill \\ \end{gathered} $
* Khác nhau:
- Al có phản ứng nhiệt nhôm, Fe thì không có.
Ví dụ: $2Al + F{e_2}{O_3} \to A{l_2}{O_3} + 2Fe$
- $Al$ có thể phản ứng được với dung dịch kiềm, Fe không phản ứng.
Ví dụ: $Al + NaOH + {H_2}O \to Na\,Al{O_2} + \frac{3}{2}{H_2}$