(5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 2.1: Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt (SGK Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục) của nhà văn Lưu Quang Vũ.
Câu 2.2: Phân tích đoạn văn miêu tả cảnh nhà Tràng vào buổi sáng hôm sau ngày hắn nhặt được vợ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân (SGK Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục).
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

(3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Rất nhiều người đều đã từng xem múa rối. Mỗi con rối đóng một vai trò khác nhau, gương mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như thật. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy những con rối bị những sợi dây mảnh điều khiển. Mỗi biểu cảm, mỗi động tác của nó đều bị đôi tay mà chúng ta không nhìn thấy khống chế. Trên sân khấu cuộc đời, chẳng phải rất nhiều người cũng giống chúng sao? Chúng ta không biết mình đang làm những gì, không biết vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi tay vô hình sắp đặt. Tôi nghĩ trong lòng mỗi người chúng ta đều có bóng dáng lý tưởng của mình, nhưng tại sao chúng ta cứ làm những chuyện không thể khiến bản thân vui vẻ, bản thân không muốn làm nhưng lại không thể không làm? Bạn biết vì sao không? Bạn đã từng hỏi vì sao mình lại làm như vậy không?
(…) Trong cuộc đời, chúng ta luôn chạy về hướng đám đông chứ không phải là hướng của mình. Chúng ta cứ đi theo bước chân của người khác như thế, chạy ngược chạy xuôi về phía đám đông. Cuối cùng, tiền không kiếm được mà việc mình muốn làm cũng không làm được. Nếu chúng ta có thể chủ tâm vào việc mình muốn làm, cộng với tinh thần và sức lực chúng ta dùng để chạy theo người khác thì chúng ta cũng có thể được thành công.
Liệu chúng ta đã từng nghĩ vì sao mình lại bị nhấn chìm trong đám đông không thể thoát ra được chưa? Lẽ nào chúng ta thực sự không biết mình muốn gì, muốn làm cái gì sao? Tôi nghĩ mỗi chúng ta đều có thứ mình muốn và việc mình thích làm.
(Trích Tìm lại cái tôi đã mất cứu vãn cuộc đời không vui vẻ - Trình Chí Lương, Nxb Văn học, tr.160-161)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Dựa vào văn bản trên, anh/chị hãy nêu những đặc điểm của con rối trong bộ môn nghệ thuật múa rối. Vì sao tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người cũng giống những con rối? (0,5 điểm)
Câu 3: Gọi tên và nêu tác dụng của những kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà tác giả sử dụng trong văn bản? (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/chị hãy đánh giá thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện tượng được đề cập trong văn bản (1,0 điểm)
A.
B.
C.
D.

(3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu
Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ về robot sinh học ( cảm biến và giác quan của robot ) Nguyễn Bá Hải từ chối công việc bên Hàn với mức lương khổng lồ mà trở về Việt Nam giảng dạy tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật với dự án làm “mắt thần”, đó chính là chiếc kính điện tử kỳ diệu dành cho người mù. “Mắt thần” là thiết bị đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ người khiếm thị nhận biết được vật cản trước mặt trong khoảng 1m. Thiết bị sẽ rung khi người người ta gặp vật cản. Thiết bị này sau 4 năm trải qua nhiều lần nghiên cứu thử nghiệm thực tế và thành công ở phiên bản thứ 9 vừa ra mắt gần đây. Và phiên bản thứ 9 này nhẹ bằng 1/10 và giá thành giảm 10 lần so với phiên bản đầu tiên.
Đã có người mua bản quyền nghiên cứu “ mắt thần” với giá 2,3 tỉ đồng để sản xuất bán ra thị trường. Nhưng anh nhất định không bán mặc dù vợ chồng anh vẫn ở trọ trong thời gian giảng dạy nghiên cứu. Anh cho rằng thật vô nhân đạo nếu thương mại hóa sản phẩm này. Chính vì vậy, anh đồng ý hợp tác với công ty phi lợi nhuận sản xuất chiếc kính này với giá thành rẻ nhất với mong muốn năm 1000 người khiếm thị ở Việt Nam có” mắt thần” và không dừng lại ở “mắt thần”, chàng trai trẻ tuổi nhiều hoài bão của mình muốn cải tiến thiết bị này nữa, có thể chiếc kính giúp người khiếm thị đọc sách, nhận biết được mệnh giá tiền, xác định được họ đang đứng ở đâu, nhận biết được đồ ăn…. Và xa hơn là trung tâm chăm sóc người khiếm thị, một địa chỉ giống “1080 ” cho người mù sẵn sàng giúp đỡ họ bất cứ lúc nào. Anh quan điểm quan niệm: mình không giầu có bằng ai nhưng cứ cho đi bất cứ khi nào trong khả năng của mình. Vì thực sự cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn.
( Đi tìm “mắt thần” cho người khiếm thị - Lê Tuyết)
Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Vì sao có thể coi “ mắt thần”là trung tâm chăm sóc người khiếm thị ” ?
Câu 3: Tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với tiến sĩ Nguyễn Bá Hải?
Câu 4: Thông điệp rút ra từ văn bản ?
A.
B.
C.
D.