Thực hiện cracking 8,8 gam C3H8 thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 11,58. Cho hỗn hợp X đi qua nước Br2 dư còn lại hỗn hợp khí Y có dY/H2 = 7,3. Xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong Y.
nC3H8 ban đầu = 0,2
C3H8 —> CH4 + C2H4
x………………x………x
C3H8 —> C3H6 + H2
y……………..y………y
mX = mC3H8 ban đầu = 8,8 —> nX = 0,38
—> 2x + 2y + 0,2 – x – y = 0,38 (1)
Y gồm CH4 (x), H2 (y), C3H8 dư (0,2 – x – y)
mY = 16x + 2y + 44(0,2 – x – y) = 7,3.2.0,2 (2)
(1)(2) —> x = 0,12 và y = 0,06
—> Y gồm CH4 (60%), H2 (30%), C3H8 dư (10%)
Hòa tan hoàn toàn 43,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3, CuO bằng dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch Y. Cho m gam Mg vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được (m + 8,8) gam kim loại và dung dịch Z chứa 72,9 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cho Y phản ứng hoàn toàn dung dịch AgNO3 dư, thu được 211,7 gam kết tủa. Bỏ qua quá trình thủy phân các muối trong dung dịch. Số mol của Fe2O3 trong 43,2 gam X là
A. 0,15. B. 0,05. C. 0,10. D. 0,20.
Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon, tổng số nguyên tử oxi trong ba phân tử peptit là 12. Đun nóng 0,15 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin (trong đó muối của Valin chiếm a% theo khối lượng). Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,905 mol O2, thu được Na2CO3 và 3,0 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 36%. B. 37%. C. 39%. D. 40%.
Cho 1,792 lít (đktc) một hỗn hợp khí X gồm một ankan, một anken và một ankin. Chia X thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: Cho qua dung dịch AgNO3/NH3 dư sinh ra 0,735 gam kết tủa và thể tích hỗn hợp giảm 12,5%. Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào 9,2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0125M thấy có 11 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của các chất trong X?
Hỗn hợp A gồm một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thu được a mol H2O và b mol CO2. Hỏi tỷ lệ a/b có giá trị trong khoảng nào?
Cho các dung dịch sau: Ba(OH)2, NaCl, H2SO4, Na2SO4, BaCl2, NaOH. Dùng thuốc thử nào để nhận biết được các dung dịch đó?
A. Quỳ tím B. NaOH C. Na2CO3 D. AgNO3
Hỗn hợp X gồm hai chất rắn có công thức phân tử là CH8O3N2 và CH6O3N2. Đun nóng hoàn toàn 9,48 gam X trong V ml dung dịch KOH 1M (dư), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn hợp rắn khan Y (chỉ chứa các chất vô cơ) và hỗn hợp Z gồm hai khí (ở đktc, đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm; tỉ khối của Z so với H2 là 11,5). Nung m gam Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 12,86 gam rắn. Giá trị của V là
A. 140. B. 160. C. 180. D. 200.
Cho 8,905 gam Ba tan hết vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau khi các phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch giảm 7,545 gam so với ban đầu. Giá trị V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 210 B. 160 C. 260 D. 310
Este X mạch hở được tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic no, đơn chức (trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đun nóng 33,82 gam hỗn hợp T gồm X và ba peptit mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol có khối lượng là 12,88 gam và hỗn hợp Y gồm ba muối, trong đó có hai muối của glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 0,615 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 28,62 gam Na2CO3. Biết trong T, peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất chiếm 20% về số mol của hỗn hợp. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong T gần nhất với:
A. 6%. B. 7%. C. 8%. D. 9%.
Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2. Khi cho a mol X tác dụng với dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Đun nóng Y trong AgNO3 dư thu được 4a mol Ag. Số đồng phân của X thỏa mãn:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 4 dung dịch: phenol, anilin, HNO3 đặc, H2SO4 đặc. Ban đầu chúng đều không màu, nhưng để lâu một thời gian: lọ X bị chuyển sang màu đen, lọ Y chuyển sang màu hồng, lọ Z chuyển sang màu vàng, lọ T hầu như không chuyển màu. Chọn khẳng định đúng:
A. Z là anilin. B. T là HNO3 đặc.
C. X là H2SO4 đặc. D. Y là phenol.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến