Thực tiễn và các vai trò của nó đối với nhận thức 1. Khái niệm thực tiễn a) Các quan điểm trước Mác - Trước Mác một số nhà triết học cũng đã bàn tới phạm trù này. Đi-đrô nhà triết Pháp thế kỷ XVIII đã đề cập đến phạm trù thực tiễn nhưng hiểu nó chưa đầy đủ, đó chỉ là những hoạt động khoa học trong phòng thí nghiệm. Phơ-bách nhà triết học duy vậy máy móc, quan niệm về thực tiễn chỉ là “những hành động bẩn thỉu của các con buôn vỉa hè”. Về thực chất Phơ-bách không hiểu thực tiễn là gì, do vậy, không thể hiện đúng được vai trò của nó. Hê-ghen nhà triết học duy tâm cho thực tiễn chỉ là khái niệm thực tiễn, tư tưởng thực tiễn, chứ không nói đến bản thân thực tiễn với tư cách là hoạt động vật chất. - Như vậy, tất cả những quan điểm trên đây điều hiểu không đúng về khái niệm thực tiễn, nên cũng không hiểu vai trò của đối với nhận thức. * Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vậy chất có tính chất lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan. - Hoạt động thực tiễn có 3 hình thức cơ bản: + Hoạt động sản xuất vật chất. + Hoạt động mang tính chất xã hội. + Hoạt động thực nghiệm khoa học. 2. Các vai trò của nó đối với nhận thức: a)Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức: - Mọi nhận thức của con người xét đến cùng đều có nguồn gốc thực tiễn. Thực tiễn cung cấp những tài liệu hiện thực khách quan, làm cơ sở để con người nhận thức. Bằng hoạt động thực tiễn, con người trực tiếp tác động vào thế giới khách quan, bắt đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, những quy luật vận động phát triển. Thông qua hoạt động thực tiễn con người đã sáng tạo ra những công cụ ngày càng tinh xảo hơn: Tàu vũ trụ, máy tính, internet các giác quan con người ngày càng phát triển, ngôn ngữ ngày càng phong phú, hình thành cả một hệ thống những khái niệm phạm trù và thường xuyên được bổ sung. * Ví dụ: Từ sự đo đạc ruộng đất, đo lường vật thể mà con người có tri thức về toán học. b) Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức: - Thực tiễn thường xuyên vận động, phát triển nên nó luôn luôn đặt ra những nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng mới cho nhận thức. Ăng-ghen viết: “Khi xã hội có nhu cầu về kỹ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triễn hơn 10 đại học” chính nhận thức thúc phát triển mạnh mẽ các nghành khoa học tự nhiên, xã hội. - Hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích, yêu cầu, biện pháp, cách thức, chiến lược, sách lược ., tất cả những cái đó điều đó không phải có sẵn trong đầu óc con người mà là kết quả của quá trình nhận thức thực hiện. Nếu mục đích, yêu cầu, biện pháp, cách thức, chiến lược, sách lược đúng đắn thì hoạt động thành công, ngược lại thì thất bại. - Mục đích nhận thức của con người không chỉ để nhận thức mà suy cho cùng nhận thức là cải tạo hiện thực cải tạo thế giới theo nhu cầu, lợi ích của con người. - Sự phát triển không ngừng của nhận thức – khoa học, là để phục vụ sản xuất, đấu tranh cải tạo xã hội. Mọi hoạt động nhận thức và hoạt động khoa học ở nước ta không có gì khác hơn là nhằm bảo vệ và xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; Do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và QHSX phù hợp trình độ phát triển của LLSX; có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. * Vận dụng: Trong trường học, nhà trường ra nội quy về học sinh phải mặc đồng phục đến trường nhưng trong đó có một số học sinh không tuân thủ. Lúc này nhà trường phải khắc phục bằng cách bắt buộc khi đến trường phải mặc đồng phục mới được vào lớp nếu vi phạm bao nhiêu lần sẽ bị hạ hạnh kiểm trong tháng, trong học kì đó. * Ví dụ: Việc học tập đặt ra yêu cầu học sinh phải giải bài tập và học kiến thức mới, khó? khi giải quyết được những bài tập khó đó thì nhận thức của em sẽ được nâng cao hơn. - Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. c) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: - Chân lý là những tri thức của con người phù hợp với hiện thực khách quan, đã được thực tiển kiểm nghiệm. Triết học Mác-Lênin khẳng định: Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn của chân lý, vì “thực tiễn cao hơn nhận thức”, nó vừa có “tính hiện thực trực tiếp”, lại vừa có “tính phổ biến”. - Người ta không thể lấy nhận thức để kiểm tra nhận thức được, không thể lấy nhận thức này làm chuẩn để kiểm tra nhận thức khác, tuy rằng của đa số, có nhiều khả năng tiếp cận chân lý. Và cũng không thể lấy lợi ích là tiêu chuẩn chân lý vì trong xã hội, nhất là xã hội có giai cấp đối kháng, thì lợi ích của giai cấp là khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Cái lợi của giai cấp này, có thể là cái hại của giai cấp khác. Vậy, chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn thực sự duy nhất của chân lý. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối là ở chỗ: Thực tiễn là duy nhất làm tiêu chuẩn chân lý, ngoài nó ra không có cái nào khác có thể làm tiêu chuẩn cho chân lý được. Còn tính tương đối là ở chỗ: Thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ được cái sai một cách tức thì. Hơn nữa bản thân thực tiễn có tính biện chứng. Thực tiễn hôm qua khác thực tiễn hôm nay. Nên nó không cho phép người ta hiểu biết bất kỳ thành chân lý vĩnh viễn, bất biến. * Ví dụ: Bác Hồ đã chứng minh: không có gì quý hơn độc lập tự do. Nhà bác học Ga-li-lê rất coi trọng thí nghiệm, ông thường dùng thí nghiệm để chứng minh lập luận của mình. Một lần nghe người ta dạy cho học sinh: Các vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Nhà bác học liền phản đối: Làm gì có chuyện vô lí thế! Ga-li-lê đã làm một thí nghiệm thả hai hòn đá nặng, nhẹ khác nhau cùng từ trên một tháp cao xuống. Kết quả ông đã phát hiện ra không khí có sức cản. Khi thả rơi những vật trong ống đã rút hết không khí thì quả nhiên tốc độ rơi của các vật nặng, nhẹ đều bằng nhau.