a. Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:
- Trong đêm khuya khi bị lỡ đường, một bà cụ đã cho tác giả ngủ nhờ. Là một ngôi tranh nhỏ bé ven đồng chiêm, nhà hẹp, thiếu thốn, vì vậy phải ôm rơm lót ổ để nằm ngủ một cách tạm bợ. Khi ngủ tác giả ngửi thấy mùi hương thoang thoảng của mật ong, cảm nhận được sự ấm áp, một sự ấm áp tuy khó diễn đạt nhưng rất dễ nhận ra.
$=>$ Vì vậy, tuy ở trong hoàn cảnh nghèo, vất vả, thiếu thốn vật chất nhưng sự ấm áp của tình yêu thương mà người mẹ đồng chiêm dành cho nhân vật trữ tình không bao giờ vơi cạn.
b. Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm, nhân vật trữ tình lại thao thức là vì:
- Cảm nhận được sự mộc mạc, ân tình của mùi đồng ruộng quê hương.
- Cảm thấy hạnh phúc, biết ơn trước tấm lòng rộng lượng của bà cụ.
c. *Các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba:
- Nhân hóa ( Hạt gạo nuôi tất thảy chúng ta no )
- So sánh ( Riêng cái ấm nồng nàn như lửa )
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( "cái ấm nồng nàn", "cái dịu ngọt lên hương" )
*Tác dụng:
- Thể hiện sự trân trọng đối với hạt gạo- thứ đã nuôi dưỡng con người,
- Diễn tả cảm giác hạnh phúc của nhân vật trữ tình khi có được sự yêu thương ấm áp từ người mẹ quê. Ổ rơm đã trở thành biểu tượng cho sự nồng nàn, giản dị, tình cảm thiêng liêng quý báu của người với người.
d. Người mẹ trong bài thơ hiện lên một cách mộc mạc, giản dị nhưng tràn đầy tình yêu thương. Tuy bản thân trong có gì nhưng vẫn sẵn lòng giúp đỡ một cách chân thành, chu đáo. Qua đó thể hiện tình cảm thiêng liêng, sự ấm áp giữa người với người. Trong cái giá lạnh của đêm khuya, lòng yêu thương, sự chăm sóc của người mẹ ấy sưởi ấm cho người con, xua tan đi lạnh lẽo. Đó là một người mẹ với tấm lòng cao cả, sẵn sàng chia cơm sẻ áo cho những con người khó khăn, thiếu thốn.
$@vanw$