Câu 3 : Sông Gianh ( sử cũ hay gọi là sông Linh Giang)
Câu 4: Quân Minh xâm lược nước ta vào tháng 11/1406
Câu 5: Quân Minh mượn cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần và mượn cớ việc giúp nhà Trần khôi phục lại ngai vàng để quân Minh thực hiện âm mưu xâm lược.
Câu 6: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại bởi :
- Đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc; ko thừa kế được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào lũy thành để chống giặc.
- Những hạn chế trong chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Câu 7 : Lãnh đạo trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn : Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
Câu 8: Năm 1777.
Câu 9:
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Lòng yên nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại độc lập của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo đúg đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Chiến lươn , chiến thuật đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của Bộ Chỉ huy nghĩa quân.
- Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân
*Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của bọn phong kiến nhà Minh
- Đức nước sạch bóng quân thù, giành lại độc lập, tự chủ.
- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc - thời Lê sơ.
Câu 9:
- Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông":
+ Gồm 2 bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương
+ Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
+ Vũ khí: đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
+ Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Quân đội mạnh được bố trí bảo vệ biên giới.
- Nhà nước Lê sơ thể hiện qua đoạn trích trên là thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ Quốc, mỗi tấc đất của Tổ Quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ. Đây là lời răn đe, là bài học cho bao thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.