Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng 3 m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động lệch pha nhau 90° làA. a = 0,75 m. B. a = 1,5 m. C. a = 3 m. D. Một giá trị khác.
Dao động của điểm M trên mặt nước là tổng hợp của hai dao động được truyền đến từ hai nguồn giống hệt nhau có phương trình dao động u = 2cos2πt (cm). Sóng do hai nguồn phát ra có bước sóng 20 cm. Khoảng cách từ hai nguồn đến điểm M thoả mãn biểu thức d2 - d1 = 30 cm. Biên độ dao động của điểm M bằngA. (cm). B. 2 (cm). C. (cm). D. 0.
Khi cường độ âm tăng gấp 100 lần thì mức cường độ âm tăngA. 100 dB. B. 20 dB. C. 40 dB. D. 50 dB.
** Trong thí nghiệm của Men - Đơ, đoạn dây AP = 60 cm có khối lượng 6 g được căng bằng một lực 2,25 N.Vận tốc truyền sóng trên dây là:A. v = 15 m/s. B. v = 1,5 m/s. C. v = 51 m/s. D. v = 5,1 m/s.
So sánh giữa sóng âm, hạ âm và siêu âm?A. Bản chất sóng âm ,hạ âm và siêu âm giống nhau, đều là sóng dọc lan truyền trong môi trừong vật chất B. Chu kì sóng âm lớn hơn chu kì sóng hạ âm C. Chu kì sóng âm nhỏ hơn chu kì sóng siêu âm D. Cả 3 đều đúng
Một sóng cơ học lan truyền trên mặt nước với tốc độ 25cm/s. Tại thời điểm t = 0 bắt đầu cho nguồn dao động với phương trình sóng tại nguồn là u = 6cos(πt+π/3)cm. Li độ tại thời điểm t = 2,5s một phần tử vật chất tại điểm cách nguồn một đoạn 75cm làA. 3cm B. -33cm C. 0 D. 33cm
Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn S1, S2 giống hệt nhau dao động và phát ra sóng cơ bước sóng 6 cm. Khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 = 20 cm. Số điểm không dao động trên đoạn S1S2 làA. 6. B. 3. C. 7. D. 9.
Hai nguồn sóng A và B cách nhau một khoảng = 50 mm dao động trên mặt thoáng của một chất lỏng theo cùng một phương trình: u = 5cos100πt (mm). Xét về một phía đường trung trực của AB, ta thấy gợn sóng bậc k đi qua điểm M có hiệu số MA – MB = 15 mm và điểm M' có hiệu số M'A – M'B = 35 mm. Điểm dao động ngược pha gần nhất với nguồn dao động nằm trên đường trung trực của AB cách nguồn A một khoảng bằngA. dmin = 53 (cm). B. dmin = 3,5 (cm). C. dmin = 5,3 (cm). D. dmin = 35 (cm).
Tạo ra hệ sóng dừng giữa hai nguồn điểm cố định kết hợp trong một môi trường thì khoảng cách giữa hai nguồn đó phải bằngA. một số nguyên lần bước sóng. B. một số nguyên lần nửa bước sóng. C. một số lẻ lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần bước sóng.
Trên mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B có phương trình dao động là uA = cosωt (cm); uB = 3cos(ωt + π) (cm). Coi biên độ dao động của sóng không đổi khi truyền đi. Tại điểm M trên mặt chất lỏng có hiệu đường đi của hai sóng từ A và B đến M bằng số bán nguyên lần bước sóng, sẽ có biên độ dao động bằngA. 0 B. 2 cm C. 1 cm D. 4 cm
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến