Trộn 156,25 gam H2SO4 98% với V lít nước được dung dịch H2SO4 50% (biết D H2O = 1g/ml). Giá trị của V:
A. 150 B. 100 C. 0,1 D. 0,15
mH2SO4 = 156,25.98% = 153,125
Khi thêm x gam H2O:
C%H2SO4 = 153,125/(156,25 + x) = 50%
—> x = 150 gam
—> V = 150 ml
Cho hỗn hợp E gồm chất X (C7H17N3O7) và chất Y (C2H8N2O3) tác dụng vừa đủ 250 ml với dung dịch KOH 2M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol đơn chức T; hai amin no, đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng có tỷ khối so với H2 bằng 20,1667 và rắn Z gồm hai muối (trong đó có muối của aminoaxit). Biết rằng ancol T có thể điều chế trực tiếp từ phản ứng giữa các chất vô cơ. Khối lượng muối aminoaxit trong rắn Z là
A. 22,3 gam B. 18,5 gam C. 22,5 gam D. 19,1 gam
Cho các kim loại Fe, Cu, Ag và Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch Fe(NO3)3 dư là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 0,81. B. 1,35. C. 0,72. D. 1,08.
Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Dung dịch X có pH < 7.
B. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.
C. Thể tích H2 thu được là 2,24a lít (đktc).
D. Dung dịch X không phản ứng được với dung dịch CuSO4.
Cho các chất sau đây: CuO, O2, dung dịch Ca(OH)2, FeO. Số chất tác dụng được với khí CO đun nóng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 50%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra bằng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 27,0. B. 54,0. C. 13,5. D. 24,3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến