Bài thơ Đi đường của tác giả Hồ Chí Minh đã thể hiện được tinh thần lạc quan, ý chí phi thường tuyệt vời của người chiến sĩ cách mạng dù trong hoàn cảnh tù tội. Thật vậy, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Bác Hồ trên đường di chuyển giữa các nhà tù trong thời kỳ Người bị bắt giam bên Trung Quốc. Hai câu thơ đầu tiên "Đi đường mới biết gian lao/ Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" đã diễn tả, khắc họa được những khó khăn, thử thách mà người chiến sĩ cách mạng gặp phải trên hành trình di chuyển của mình. Nghĩa đen đó là những chặng đường di chuyển mệt nhọc mà Bác đã trải qua. Nghĩa bóng đó là hình ảnh của những khó khăn thử thách mà mỗi người đều trải qua trên con đường đi tới thành công của bản thân mình. Hai câu thơ cuối cùng thể hiện được thành quả sau khi vượt qua được những thử thách gian lao của mình. Khi đã lên được đỉnh núi cao nhất sau bao sự mệt mỏi rồi, người chiến sĩ cách mạng có thể nhìn thấy toàn bộ khung cảnh nước non tuyệt đẹp ở trong tầm mắt. Bác chẳng hề thấy mệt nhọc mà lạc quan, dũng cảm tận hưởng sau khi đã vượt qua được những chặng đường khó khăn đó rồi. Từ đó, bài thơ đã khẳng định được tinh thần lạc quan và ý chí phi thường của những người chiến sĩ cách mạng trên con đường hoạt động cách mạng của mình.
** câu phủ định được in đậm