1.Tác giả
- Văn học dân gian
2.PTBĐ
- Miêu tả
3.Nội dung
- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn hoặc ngắn hơn
4.Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nội dung của đoạn văn trên.
Trong ca dao tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” là một tục ngữ hay chỉ thiên nhiên. Nói cách khác, câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về hiện tượng nắng mưa của trời. “Mau sao” có nghĩa là nhiều sao, “vắng sao” có nghĩa ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nay, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên bầu trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mai trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có sao thì trời ngày mai sẽ mưa. Có thể nói, những câu tục ngữ ấy chưa đạt tới mức độ chắ chắn như khoa ngày nay. Tuy nhiên, trước kia khi khoa học chưa phát triển thì người nông dân Việt Nam hoàn toàn dựa theo những câu tục ngữ ấy để nhìn trời liệu việc ngày mai.