A, MB
- giới thiệu: Câu chuyện ngắn đó là một câu chuyện đem đến cho người đọc thật sự rất nhiều suy ngẫm. Theo em, đó là sự suy ngẫm của con người về cách hành xử của chính mình đối với rừng xanh, đối với thiên nhiên và muông loài.
- khái quát: Trên thực tế, con người đã và đang có những hành động phá hủy, chặt phá rừng vô cùng bừa bãi, để lại hậu quả nghiêm trọng cho chính thiên nhiên và cho chính con người.
B, TB
1, giải thích
- Thông điệp về "Kẻ thù của rừng xanh" được truyền tải tới chính con người thông qua tấm biển và chiếc gương để giúp con người soi chiếu chính mình, hiểu và nhận ra được một điều đó là chính con người chúng ta đang có những hành động gây tổn hại ghê gớm cho mẹ thiên nhiên. Chính chúng ta là những kẻ hưởng những điều tốt đẹp mà rừng mang đến nhưng cũng chính chúng ta là những kẻ độc ác thẳng tay chặt phăng đi những cánh rừng nguyên sinh không chút nương tay.
- Chiếc gương và dòng chữ đó thực sự như một lời cảnh tỉnh sâu sắc, là lời cảnh tỉnh tới tận lương tâm của con người nhằm kêu gọi cách ứng xử đúng đắn với rừng xanh và muông loài.
2, Bình luận
- Trên thực tế, chúng ta đều hiểu rừng cho chúng ta những điều tốt đẹp và hạnh phúc gì. Rừng cho chúng ta gỗ để chế biến, sản xuất công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ. Rừng cho ta bạt ngàn những loại thuốc quý, những cây trái phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người. Hơn nữa, rừng là lá phổi xanh, giúp điều hòa không khí và giữ nước, hạn chế xói mòn và lũ lụt cho con người. Nếu không có thực vật thì các loài động vật và con người cũng không xuất hiện trên trái đất này.
- Thế mà, thực tế thì, hàng trăm ngàn diện tích rừng đang rên xiết đau đớn dưới lưỡi rìu của con người. Hàng trăm loài động vật rừng và chim muông bị bắt, bị mắc bẫy, bị đau đớn, bị chết trong tuyệt vọng, bị tuyệt chủng,.... Thử hỏi, nếu như còn lương tâm thì con người có nỡ làm thế với chính nơi mà đã cho mình lương thực, cho mình gỗ và sự sống xanh hay không? Từng nhát rìu là một cái cây đau đớn gục ngã đổ xuống. Một cái bẫy đã đủ làm một chú khỉ đau đớn, dị tật suốt cả một đời. Con người chỉ vì những lợi ích trước mắt mà nhẫn tâm chặt phá rừng, làm hại đến thiên nhiên. Hậu quả của chúng không đến ngay, không hiển hiện ngay nên chúng ta vẫn chưa sợ, vẫn chưa biết lo mà cải tạo rừng, bảo vệ rừng. Nếu như mà chặt phá rừng mà con người bị lũ lụt, bị đói kém ngay lập tức thì mọi hành động chặt phá rừng đều sẽ không xảy ra.
C, KB
Vậy nên, ý thức cá nhân và sự chung tay của loài người trên khắp thế giới là điều cần thiết để có thể bảo vệ rừng. Hơn tất cả, chúng ta đều hiểu rằng, có rừng thì cuộc sống của trái đất sẽ tồn tại, hết rừng thì đồng nghĩa với việc con người không bao giờ sinh sống được nữa.
BÀI LÀM
Câu chuyện ngắn đó là một câu chuyện đem đến cho người đọc thật sự rất nhiều suy ngẫm. Theo em, đó là sự suy ngẫm của con người về cách hành xử của chính mình đối với rừng xanh, đối với thiên nhiên và muông loài. Trên thực tế, con người đã và đang có những hành động phá hủy, chặt phá rừng vô cùng bừa bãi, để lại hậu quả nghiêm trọng cho chính thiên nhiên và cho chính con người.
Thông điệp về "Kẻ thù của rừng xanh" được truyền tải tới chính con người thông qua tấm biển và chiếc gương để giúp con người soi chiếu chính mình, hiểu và nhận ra được một điều đó là chính con người chúng ta đang có những hành động gây tổn hại ghê gớm cho mẹ thiên nhiên. Chính chúng ta là những kẻ hưởng những điều tốt đẹp mà rừng mang đến nhưng cũng chính chúng ta là những kẻ độc ác thẳng tay chặt phăng đi những cánh rừng nguyên sinh không chút nương tay. Chiếc gương và dòng chữ đó thực sự như một lời cảnh tỉnh sâu sắc, là lời cảnh tỉnh tới tận lương tâm của con người nhằm kêu gọi cách ứng xử đúng đắn với rừng xanh và muông loài.
Trên thực tế, chúng ta đều hiểu rừng cho chúng ta những điều tốt đẹp và hạnh phúc gì. Rừng cho chúng ta gỗ để chế biến, sản xuất công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ. Rừng cho ta bạt ngàn những loại thuốc quý, những cây trái phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người. Hơn nữa, rừng là lá phổi xanh, giúp điều hòa không khí và giữ nước, hạn chế xói mòn và lũ lụt cho con người. Nếu không có thực vật thì các loài động vật và con người cũng không xuất hiện trên trái đất này. Thế mà, thực tế thì, hàng trăm ngàn diện tích rừng đang rên xiết đau đớn dưới lưỡi rìu của con người. Hàng trăm loài động vật rừng và chim muông bị bắt, bị mắc bẫy, bị đau đớn, bị chết trong tuyệt vọng, bị tuyệt chủng,.... Thử hỏi, nếu như còn lương tâm thì con người có nỡ làm thế với chính nơi mà đã cho mình lương thực, cho mình gỗ và sự sống xanh hay không? Từng nhát rìu là một cái cây đau đớn gục ngã đổ xuống. Một cái bẫy đã đủ làm một chú khỉ đau đớn, dị tật suốt cả một đời. Con người chỉ vì những lợi ích trước mắt mà nhẫn tâm chặt phá rừng, làm hại đến thiên nhiên. Hậu quả của chúng không đến ngay, không hiển hiện ngay nên chúng ta vẫn chưa sợ, vẫn chưa biết lo mà cải tạo rừng, bảo vệ rừng. Nếu như mà chặt phá rừng mà con người bị lũ lụt, bị đói kém ngay lập tức thì mọi hành động chặt phá rừng đều sẽ không xảy ra.
Vậy nên, ý thức cá nhân và sự chung tay của loài người trên khắp thế giới là điều cần thiết để có thể bảo vệ rừng. Hơn tất cả, chúng ta đều hiểu rằng, có rừng thì cuộc sống của trái đất sẽ tồn tại, hết rừng thì đồng nghĩa với việc con người không bao giờ sinh sống được nữa.