Về bài thơ “Khi con tu hú”, có ý kiến cho rằng: Bố cục của bài thơ hoàn toàn hợp lý. Hai phần của bài thơ là 2 không gian đối lập nhưng lại thống nhất trong tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ. Em có đồng ý không? Vì sao?

Các câu hỏi liên quan

Bài tập 1. Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho nòng cốt câu: Bài tập 1. Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho nòng cốt câu: a) Sáng tinh mơ, mẹ tôi đã dậy nấu nướng. b) Giữa bãi tập, lá cờ thêu sáu chữ vàng tung bay ngạo nghễ xua tan không khí mùa đông ảm đạm. c) Vì ốm, bạn Nam phải nghỉ bốn ngày. d) Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật an toàn giao thông. e) Chúng ta cần chăm chỉ học hành để xây dựng đất nước. f) Bằng các phương tiện hiện đại, họ đã sản xuất thành công hàng hóa chất lượng cao. g) Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. h) Như một luồng gió lốc, bốn chiếc máy bay nối đuôi nhau ào tới. Bài tập 2: Biến đổi từng cặp câu sau trong mỗi trường hợp thành một câu có chứa thành phần trạng ngữ: a) Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang. b) Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh. c) Con đường này dẫn tới bờ biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm. GIÚP MÌNH VỚI Ạ . ĐANG RẤT GẤP

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: " Độ ấy thơ mới vừa mới ra đời. Thế Lữ như một vầng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dầu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này. Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ…Thế Lữ đã làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch. Chữ dùng lại rất táo bạo. Đọc đôi bài nhất là bài “Nhớ rừng” ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được." (“Thi nhân Việt Nam” - Hoài Thanh, Hoài Chân ) Câu 1. Nội dung đoạn văn trên là gì? Câu 2. Nhận xét về dung lượng các câu văn. Dung lượng câu chữ có tác dụng gì đến nhịp văn? Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu văn “Thế Lữ như một vầng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam.”, “Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được.” Câu 4. Từ kết quả câu 2 và câu 3, em hãy: a) Rút ra bài học về cách viết văn. b) Vận dụng bài học đó viết đoạn văn khoảng 3-5 câu cảm nhận về hai câu thơ sau: "Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng."

Sunway TaihuLight của Trung Quốc là chiếc siêu máy tính có thể thực hiện 93 triệu tỷ phép tính một giây, vượt qua siêu máy tính hàng đầu khác cũng của Trung Quốc có tên Tianhe-2. Thông tin này được công bố tại Hội nghị Siêu máy tính quốc tế tổ chức ở Frankfurt, Đức hồi giữa tháng 6. Cũng tại sự kiện này, Trung Quốc với 167 siêu máy tính được xác định vượt qua Mỹ - 165 chiếc. Trong khi “người thường” còn ngơ ngác chưa hiểu siêu máy tính dùng để làm gì, Trung Quốc tiếp tục công bố hoàn thành công đoạn cuối cùng để tạo nên chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới, nâng cao khả năng quan sát vũ trụ và có tham vọng thu nhận các dấu hiệu sự sống ngoài Trái đất. Vốn có định kiến với các mặt hàng thứ cấp “made in China”, dân ta không ít người vội vàng dè bỉu “báu gì mấy thứ nhất thế giới”, “chắc cũng chỉ như bánh chưng to nhất thế giới của ta thôi”. Những người biết võ vẽ thì dễ dàng tặc lưỡi rằng với một đất nước đã xây được cả Vạn Lý Trường Thành việc gì họ chẳng làm được - như thể đó là chuyện đương nhiên. Chỉ có số ít là ngỡ ngàng thực sự trước những thành tựu này.  Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa hình dung được siêu máy tính và siêu kính thiên văn dùng để làm gì, thì tôi tin khi mới được phôi thai, đây có thể cũng là một ý tưởng bị coi là “lãng mạn”. Trung Quốc đã biến sự lãng mạn này thành hiện thực. Điều nghịch lý là trong khi dè bỉu những mặt hàng kém chất lượng của nước láng giềng, dân ta dường như lại cũng mặc định rằng, họ là nước lớn, đương nhiên sẽ làm được những thứ lớn lao. Tôi thì lại nghĩ, họ làm được những thứ lớn lao vì họ có những giấc mơ lớn. Trung Quốc, tưởng là một nước rất quen, nhưng sẽ còn nhiều lần khiến chúng ta cảm thấy rất lạ, nếu ta không học được cách ước mơ. ( Trung Quốc quen hay lạ - Nguyễn Thành Nam) 1Chỉ ra 2 thuật ngữ được sử dụng trong đoạn trích. (0,5đ) 2Tác giả đã “ ngỡ ngàng thực sự” trước những thành tựu nào của Trung Quốc?(0,5đ) 3Vì sao tác giả lại cho rằng : “Trung Quốc, tưởng là một nước rất quen, nhưng sẽ còn nhiều lần khiến chúng ta cảm thấy rất lạ” (1.0đ) 4Nêu ý kiến của bản thân về ý kiến sau “ Con người sẽ làm được nhiều điều phi thường nếu có ước mơ lơn”. ( Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1.0đ)