1. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí axetilen. Hãy cho biết một cặp chất X, Y phù hợp với thí nghiệm. Nêu hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng dung dịch Br2 khi sục khí axetilen từ từ đến dư vào dung dịch Br2. Viết các phương trình hóa học và thử tính chất của axetilen trong thí nghiệm đó.2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí riêng biệt CO2, SO2, CH4, C2H4.A.B.C.D.
Cho 6,06 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và một kim loại R có hóa trị III vào nước, thấy hỗn hợp X tan hoàn toàn tạo ra dung dịch A và 3,808 lít khí (đktc). Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:- Cô cạn phần thứ nhất thu được 4,48 gam chất rắn khan.- Thêm V lít dung dịch HCl 1M vào phần thứ hai thấy xuất hiện 0,78 gam kết tủa.a. Xác định tên hai kim loại và tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X.b. Tính giá trị V.A.B.C.D.
H2SO4 nguyên chất có khả năng hấp thụ SO3 tạo oleum theo phương trình sau:H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3 (oleum) 3.1 Hòa tan 50,7 gam oleum có công thức H2SO4.nSO3 vào nước, thu được 98 gam dung dịch H2SO4 60%. Xác định giá trị n. 3.2 Hấp thụ hoàn toàn m gam SO3 vào 180 gam dung dịch H2SO4 98%, thu được oleum có công thức H2SO4.3SO3. Xác định giá trị m.A.B.C.D.
2.1 Cho polime thiên nhiên R vào nước đun nóng, thấy tạo thành dung dịch keo. Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch iot vào dung dịch keo thì không thấy hiện tượng gì, nhưng sau một thời gian thì thấy xuất hiện màu xanh. Từ chất R thực hiện dãy chuyển hóa sau: R → A → B → C → etylaxetatXác định R, A, B, C và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa trên (mỗi mũi tên tương ứng với một phản ứng)2.2 Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X → Y → Z→ Y→ XBiết: X là một phi kim; Y và Z là các hợp chất có chứa nguyên tố X. Dung dịch chất Y làm đỏ quì tím, Z là muối của natri, trong đó natri chiếm 39,316% về khối lượng. Xác định các chất X, Y, Z và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa trên (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng)A.B.C.D.
1.1 Trình bày hiện tượng và hoàn thành các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm sau:a. Cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.b. Cho hỗn hợp đồng số mol Ba và Al2O3 vào lượng nước dư. c. Cho Fe2O3 vào dung dịch NaHSO4d. Cho mẫu đất đèn vào nước.1.2 X, Y, Z là ba hóa chất được dùng phổ biến làm phân bón hóa học. Chúng là các phân bón đơn để cung cấp ba thành phần chính: đạm, lân, kali cho cây trồng. Ba hóa chất trên đều tan tốt trong nước, biết:X + Na2CO3 → tạo kết tủa trắngY + NaOH → tạo khí mùi khaiY + HCl → không có hiện tượngY + BaCl2 → tạo kết tủa trắngZ + AgNO3 → tạo kết tủa trắngZ + BaCl2 → không có hiện tượngXác định các chất X, Y, Z và hoàn thành các phương trình phản ứng trên.1.3 Có 5 mẫu chất bột màu trắng gồm: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng CO2 và H2O hãy phân biệt từng mẫu chất trên (các dụng cụ thí nghiệm có đủ)A.B.C.D.
Hình thoi có độ dài hai đường chéo là 12cm và 16 cm. Tính độ dài đường cao của hình thoi.A.B.C.D.
Cho tứ giác ABCD có AC vuông góc với BD, \(AC=16cm;\,\,\,BD=10cm\) . Tính diện tích của tứ giác đó.A.B.C.D.
4.1 Cho dung dịch X chứa AlCl3 và HCl. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:- Cho phần 1 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 71,75 gam kết tủa.- Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào phần 2, lượng kết tủa thu được từ thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định số mol AlCl3, số mol HCl trong dung dịch X và giá trị của x (trên đồ thị).4.2 Cho 33,84 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa a mol Cu(NO3)2, khuấy đều, sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 38,24 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, toàn bộ lượng kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thấy còn lại 16 gam chất rắn khan. a) Xác định giá trị lớn nhất của a có thể đạt được. b) Trong trường hợp a có giá trị lớn nhất, nếu cho 19,12 gam chất Z phản ứng hết với axit H2SO4 đặc dư, thu được 10,752 lít khí SO2. Xác định khối lượng các chất có trong X. Cho rằng SO2 là sản phẩm khử duy nhất.4.3 Điện phân (với điện cực trơ và có màng ngăn xốp) dung dịch chứa 0,05 mol CuSO4 và x mol KCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A, sau một thời gian, thấy khối lượng dung dịch sau điện phân giảm 9,475 gam so với dung dịch ban đầu. Cho hết dung dịch thu được sau điện phân phản ứng với Al dư, phản ứng xong thấy thoát ra 1,68 lít khí H2 (đktc). Xác định x và tính thời gian (giây) đã điện phân. Cho rằng hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước.A.B.C.D.
3.1 Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Đốt cháy hoàn toàn 0,45 mol X, thu được 12,6 gam H2O. Mặt khác, dẫn 7,8 gam X qua dung dịch nước Br2 (dư) phản ứng kết thúc, thấy khối lượng Br2 đã tham gia phản ứng bằng 60 gam. Xác định khối lượng của các chất trong 7,8 gam hỗn hợp X.3.2 Hỗn hợp X gồm K, Al và Fe. Cho m gam X vào một lượng H2O dư, thu được 4,48 lít (đktc) khí H2 và chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít (đktc) khí H2. Mặt khác, lấy m gam X cho vào dung dịch KOH dư, thu được 7,84 lít (đktc) khí H2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định m.A.B.C.D.
1.1 Dẫn chậm một luồng khí H2dư lần lượt qua các ống thủy tinh mắc nối tiếp có chứa các oxit và cacbon (số mol mỗi chất đều bằng 1 mol) đã được nung nóng như hình vẽ sau:\(\buildrel {{H_2}} \over \longrightarrow CaO(1) \to CuO(2) \to F{e_2}{O_3}(3) \to C(4) \to N{a_2}O(5)\)Ở ống nào có xảy ra phản ứng hóa học? Viết phương trình hóa học minh họa.1.2 Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH(b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.(c) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 dư vào dung dịch H2SO4.(d) Cho Mg vào dung dịch CuSO4 dư.(e) Cho Na đến dư vào dung dịch CH3COOH.(f) Cho 2 ml benzen vào ống nghiệm có chứa 2 ml dung dịch nước Br2, lắc mạnh, sau đó để yên.Viết phương trình hóa học (nếu có) và xác định các chất có trong dung dịch sau mỗi thí nghiệm. Cho rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các chất khí tan trong nước không đáng kể.A.B.C.D.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến