Câu 1:Châu Mỹ hay còn gọi là Tân Thế Giới là tên một vùng đất nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, bao gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.Người châu Âu lần đầu tiên biết đến châu Mỹ cuối thế kỉ 15, sau khi Christopher Columbus phát hiện ra châu lục này, nên đã gọi lục địa này là "Tân thế giới" (Thế giới mới). Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở châu lục này.
Dân cư châu Mỹ nói chung có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai.
Người bản địa châu Mỹ: Người đa đỏ, Inuit, và Aleut.
Gốc Châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha, người Anh, người Ireland, người Ý, người Bồ Đào Nha, người Pháp, người Ba Lan, người Đức, người Hà Lan, và người Scandinavia.
Gốc da đen châu Phi, chủ yếu là từ Tây Phi.
Người châu Á, bao gồm các nhóm Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Những người có nguồn gốc từ Trung Đông
Mestizo, lai giữa người Âu và da đỏ.
Mulatto, lai giữa người Âu và người da đen.
Zambo (tiếng Tây Ban Nha) hay Cafuso (tiếng Bồ Đào Nha), lai giữa người da đen và da đỏ.
Dân cư châu lục này chủ yếu có nguồn gốc di cư từ nơi khác tới sinh sống và phát triển tại nơi đây.
Câu 2:
- Giống nhau : cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ tương tự với cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.
- Khác nhau :
+ Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông, trong khi ở Nam Mĩ là các cao nguyên.
+ Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trongg khi ở Nam Mĩ hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ.
+ Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.
Câu 3:
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Cooc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.
Câu 4:
A-ma-dôn đang được coi là lá phổi xanh của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá, nếu không đặt vấn đề bảo vệ mà khai thác thiếu khoa học sẽ làm môi trường A-ma-dôn bị huỷ hoại, điều này không những ảnh hưởng tới khí hậu khu vực mà ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu.