Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy Nhuệ , đã cho người đọc lời khuyên nhủ : phải biết thủy chung , phải biết ơn nghĩa tình nặng với nhân dân , với đất nước .
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cài gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng.
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Trăng là người bạn tri âm tri kỉ không chỉ với những người lính mà là biết bao thế hệ . Nhưng khi cuộc sống thay đổi thì con người cũng không còn tha thiết ngắm trăng nữa . Họ không còn nhớ đến sự hiện diện của trăng nên trăng mới " rưng rưng " khóc . Trăng cho con người vẻ đẹp để họ ngắm cho tâm hồn vơi nhẹ nỗi lòng . Ấy vậy sao con người lại nỡ xao nhãng vẻ đẹp và không còn tha thiết với trăng nữa ? Bằng phép điệp cấu trúc và so sánh , Nguyễn Duy đã khiến trăng hiện lên là một tình nghĩa nhưng lại bị người đời quên lãng .Còn ở khổ thơ cuối , trăng lại hiện lên là một sự nhân từ . Dẫu người đời có quên lãng nó , trăng vẫn im " phăng phắc " . Trăng vẫn một lòng thủy chung son sắt , vẫn không oán trách người đời . Chao ôi , thật là một vầng trăng không chỉ có vẻ đẹp viên mãn mà còn có tấm lòng nhân hậu biết bao ! Đọc những câu thơ về trăng , chắc hẳn ai cũng cảm thấy yêu trăng hơn vì phẩm chất đáng quý của nó .