Bạn có thể tham khảo :
Quê hương - hai tiếng nghe quen thuộc như ăn sâu vào máu thịt mỗi con người chúng ta . Với tôi cũng vậy , quê hương chính là nơi mà tôi cảm thấy bình yên nhất khi trở về . Thật may mắn tôi vẫn còn đang được gắn bó với " nơi chôn rau cắt rốn " này . Nói đến quê hương , tôi nhớ nhất đêm trăng đẹp nằm ngắm sao cùng đám bạn hay nghịch ngợm . Khác với thành thị chốn xa hoa , đêm trăng nơi nông thôn quê tôi bình yên , mà vui lắm , vẫn chưa biết lo nghĩ là gì . Tiếng gió thổi vi vu mát rượi lòng người . Vạn vật yên tĩnh, thỉnh thoảng vang lên tiếng của con ếch, con nhái. Tiếng cười đùa ríu rít của chúng tôi cũng hoà vào không gian . Rồi vầng trăng ấy cao sáng vằng vặc như gương . Vào khuya , tiếng gió khẽ khàng lay động cành lá , ánh trăng lung linh làm lóng lánh giọt sương . Bầu trời đêm ôi thật huyền ảo làm sao ! Chúng tôi vẫn hay nói đùa : ông trăng luôn dõi theo những buổi học đêm khuya thời học sinh chúng tôi . Ông soi đèn cho Cao Bá Quát học , là tình yêu của Lí Bạch , là bạn thổ lộ tâm sự của Hồ Chí Minh . Trăng còn là nơi để các nhà du hành thử thách bản thân .... Vì vậy , tôi cảm thấy trăng rất gắn bó với con người chúng ta . Đặc biệt , tuổi thơ có hình ảnh vầng trăng ấm áp , tràn đầy sức sống .
Giải thích biện pháp tu từ nhân hoá : ông trăng luôn dõi theo những buổi học đêm khuya thời học sinh chúng tôi .
Trong đoạn văn , ông trăng được nhân hoá qua cụm từ " luôn dõi theo " . Từ câu văn trên cho ta cảm thấy ông trăng không chỉ gắn với tuổi thơ mỗi người , mà còn luôn đồng hành với ta trong những buổi học đêm khuya -> gợi sự gần gũi , quen thuộc , hình ảnh ông trăng cũng từ đó mà trở nên sinh động , có hồn hơn .