Câu ca dao "Buồn trông con nhện giăng tơ/Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai" đã sử dụng mô típ "Buồn trông" quen thuộc của ca dao dân gian. Từ "buồn trông" được đảo lên đầu cùng với việc mượn hình ảnh của thiên nhiên, của con vật để nhân vật trữ tình nói lên xúc cảm, tình huống và tâm sự của chính mình. Tiếp theo, tác giả đã sử dụng hình ảnh nhân hóa qua câu ca dao "Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?". Câu ca dao như chất chứa được tâm sự của nhân vật trữ tình dành cho người mà nhân vật trữ tình đang chờ đợi. Trong nỗi nhớ thương dành cho người mình thương đó, nhìn hình ảnh nhện giăng tơ, nhân vật trữ tình đã liên tưởng đến sự chờ mối, đến sự chờ đợi của chính mình. Đồng thời, ta cũng thấy được sự chờ đợi bền bỉ và kiên nhẫn của chính nhân vật trữ tình. Dường như, nhân vật trữ tình đang ở trong tình cảnh nhớ thương người yêu, chỉ biết gửi gắm tâm sự của mình vào vạn vật xung quanh. Tóm lại, hai câu ca dao đã thể hiện được tâm sự nhớ thương của nhân vật trữ tình và sử dụng mô típ quen thuộc mà ca dao dân gian hay sử dụng.
*** Phép lặp "nhân vật trữ tình"
*** câu chủ động được in đậm.