"Lòng lang dạ sói" là câu thành ngữ được sử dụng để chỉ những kẻ tâm địa độc ác, mất hết tính người tựa như lòng dạ của thú dữ. Những kẻ lòng lang dạ sói là những kẻ chuyên trộm cắp, những kẻ vô giáo dục, ngoài thềm của xã hội. Trong bài " Sống chết mặc bay " của Phạm Duy Tốn, tác giả đã gọi tên quan phụ mẫu - một người có học thức đàng hoàng là một kẻ "lòng lang dạ sói" bởi sự tàn ác, bất nhân tính của tên quan. Nhiệm vụ của quan phụ mẫu đến đó là để hộ đê cùng nhân dân. Nhưng không. Hắn ta mặc kệ. Mặc cho người dân ra sức mọn hèn để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt thì hắn thản nhiên ngồi chơi bài. Thói vô trách nhiệm của hắn đã dân đến thảm cảnh lũ lụt, nhà cửa trôi băng, lúa ma ngập hết, người sống không chỗ ở, kẻ chết không chỗ chôn. phải chăng, chính vì thế đã khiến cho tên quan phụ mẫu trở thành lòng lang dạ thú?