X, Y, Z, T là các chất béo chỉ chứa một hoặc 2 gốc axit: axit panmitic và axit oleic theo thứ tự phân tử khối tăng dần. Nhiệt độ nóng chảy của các chất béo tăng dần theo thứ tự A. Z < T < X < Y B. Y < T < Z < X C. T < Z < Y < X D. X < Y < Z < T
Phân tử khối của chất béo chứa càng nhiều gốc axit oleic (C17H33COO- ) thì càng nặng.
Chất béo chứa càng nhiều gốc axit oleic thì nhiệt độ nóng chảy càng thấp (Do axit này không no)
—> Khi M tăng thì nhiệt độ nóng chảy giảm
—> Chọn C.
Hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở; trong đó có hai este có cùng số nguyên tử cacbon. Xà phòng hóa hoàn toàn 18,3 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9,91 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,195 mol O2, thu được Na2CO3 và 10,85 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp X là
A. 32,8%. B. 39,3%. C. 42,6%. D. 52,5%
Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O là bao nhiêu?
A. 1 : 3. B. 1 : 10. C. 1 : 9. D. 1 : 2.
Cho hỗn hợp E gồm glyxin và alanin tiến hành trùng ngưng thì thu được hỗn hợp G gồm các đipeptit có số mol bằng nhau. Đốt cháy hỗn hợp E thu được 6,6 gam CO2. Đốt cháy hỗn hợp G thu được m gam hỗn hợp CO2 và nước. Giá trị của m là
A. 8,76 gam B. 9,8 gam C. 9,3 gam D. 9,84 gam
Dung dịch FeCl3 tác dụng được với các chất nào sau đây:
A. K2S, H2S, HI, AgNO3, Fe, Cu, NaOH
B. HI, CuSO4, Ba(OH)2, Mg, Ag, SO2
C. Na2SO4, CaS, Cu(NO3)2, HI, Cu, NaOH
D. AgNO3, H2SO4 loãng, H2S, Ca(OH)2, Al
Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp X gồm ba hidrocacbon (đều mạch hở) cần dùng 53,76 lít không khí (giả sử không khí chỉ gồm 20% O2; và 80% N2 theo thể tích). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch giảm 12,16 gam. Thêm 1,792 lít H2 vào bình chứa 4,48 lít X rồi nung nóng với xúc tác niken, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y lần lượt qua bình I chứa dung dịch AgNO3/NH3 dư và bình II chứa dung dịch brom dư, thấy bình I xuất hiện m gam kết tủa, khối lượng trong bình II tăng thêm 2,24 gam và thoát ra khí Z chỉ chứa hai hidrocacbon. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là
A. 4,80. B. 3,60. C. 2,94. D. 4,41
Phát biểu nào sau đây sai về phân bón hóa học?
A. Phân ure thu được khi cho amoniac phản ứng với axit photphoric.
B. Không nên bón nhiều phân amoni vào ruộng đã bị chua.
C. Tro rơm, rác có chứa K2CO3, là một loại phân bón được dùng để bón ruộng.
D. Thành phần chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20,125. B. 12,375. C. 22,540. D. 17,710.
Dung dịch NH3 hòa tan được hỗn hợp nào sau đây?
A Zn(OH)2, Cu(OH)2. B. Al(OH)3, Cu(OH)2
C. Fe(OH)3, Cu(OH)2. D. Zn(OH)2, Mg(OH)2
Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại kiềm?
A. Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Điều chế kim loại hoạt động yếu hơn bằng phương pháp thủy luyện.
C. Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
D. Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.
Tính V dung dịch Ba(OH)2 0,01M cần thêm vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M để thu được 4,275 gam kết tủa
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến