A. AXIT CACBONIC (H2CO3

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

- Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí CO2 tạo thành dung dịch axit cacbonic. Khi đun nóng, khí CO2 bay ra khỏi dung dịch

2. Tính chất hóa học

- H2CO3 là một axit yếu, dung dịch H2CO3 làm quỳ chuyển thành màu đỏ nhạt

- H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O

B. MUỐI CACBONAT

1. Phân loại

- Muối cacbonat được chia làm 2 loại là muối trung hòa và muối axit

- Muối trung hòa: Na2CO3, CaCO3

- Muối axit (hiđrocacbonat) có nguyên tố H trong gốc axit: NaHCO3, Ca(HCO3)2,…

2. Tính chất vật lí

* Tính tan

- Đa số các muối cacbonat không tan trong nước, chỉ có một số muối cacbonat tan được như Na2CO3, K2CO3, (NH4)2CO3,…

- Hầu hết các muối hiđrocacbonat đều tan trong nước như NaHCO3,Ca(HCO3)2,...

- Hầu hết muối cacbonat trung hòa không tan, như CaCO3, BaCO3, MgCO3

3. Tính chất hóa học

a) Tác dụng với axit mạnh (HCl, HNO3, H,SO4,...) tạo muối mới + CO2

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

b) Muối cacbonat tan tác dụng được với dung dịch bazơ tạo thành bazơ mới và muối mới

K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaCO3

KHCO3 + Ba(OH)2 → KOH + BaCO3 + H2O

2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O

c) Muối cacbonat tan tác dụng được với dung dịch muối tạo thành 2 muối mới

Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3

2NaHCO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3↓ + H2O + CO2

d) Bị nhiệt phân hủy

CaCO3  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CaO + CO2

2NaHCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Na2CO3 + H2O + CO2

Ca(HCO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CaCO3 + CO2 + H2O

*Chú ý: Các muối Na2CO3, K2CO3,... (muối cacbonat tan) không bị nhiệt phân

Riêng FeCO3 khi nung trong không khí hoặc trong điều kiện có khí oxi thì sẽ tạo ra oxit sắt (III)

4) Ứng dụng

- CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng,...

- Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..

- NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,...

C. CHU TRÌNH CACBON TRONG TỰ NHIÊN

- Hô hấp của động vật, thực vật, đốt cháy thực vật, các thức ăn bị thối rữa do vi khuẩn và vi sinh…tạo ra lượng lớn CO2 trong khí quyển.

- Cây xanh quang hợp lấy CO2 trong khí quyển để tổng hợp diệp lục.

Bài viết gợi ý: