I. ARN (AXIT RIBONUCLEIC)
- ARN là đại phân tử hữu cơ nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN.
- Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P, theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là ribonucleotit:
- 1 phân tử đường C5H10O5
- 1 phân tử axit photphoric (H3PO4)
- Bazo nito: A, U, G, X
- Tùy theo chức năng mà chia thành 3 loại khác nhau
- ARN thông tin (mARN): truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp.
- ARN vận chuyền (tARN): vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein.
- ARN riboxôm (rARN): thành phần cấu tạo nên riboxôm – là nơi tổng hợp nên protein
II. TỔNG HỢP ARN
- Diễn ra trong nhân, tại các NST thuộc kì trung gian ở dạng sợi mảnh chưa xoắn.
- Tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN dưới tác động của enzim
- Diễn biến:
+ Gen tháo xoắn và tách dần 2 mạch.
+ Các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với nuclêôtit trên mạch gốc của ADN thành từng cặp nuclêôtit để hình thành mạch ARN
+ Kết thúc quá trình ARN rời khỏi gen, đi ra tế bào chất để thực hiện quá trình tổng hợp protein.
+ Phân tử ARN được tổng hợp có tên là mARN vì: được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là gen mang thông tin cấu trúc một loại protein.
+ Quá trình tổng hợp tARN và rARN cũng theo nguyên tắc tương tự.
- Quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen.
- Sự liên kết giữa các nu tuân theo nguyên tắc bổ sung: A – U, T – A, G – X, X – G(Khác với nhân đôi ADN là A – T)
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
- Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN.
- Gen là bản mã gốc mang thông tin di truyền, ARN là bản mã sao truyền đạt thông tin di truyền.