Bài 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
- Các cấp tổ chức của thế giới sống:
Nguyên tử à phân tử à bào quan à tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể à quần thể à quần xã à hệ sinh thái à sinh quyển.
- Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Học thuyết tế bào: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống.
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ:
- Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
- Tổ chức sống cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội hơn.
Ví dụ : từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp của khoảng 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với khoảng 1015 đường liên hệ giữa chúng, đã cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.
Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như : chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh trường và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường sống không có gì là siêu tự nhiên. Cấu trúc vật chất được gọi là cơ thể sống được hình thành và tiến hóa do sự tương tác của vật chất theo các quy luật lí, hóa học và được chọn lọc tự nhiên sàng lọc qua hàng triệu triệu năm tiến hóa.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường àsinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống à hệ thống cân bằng và phát triển.
Ví dụ : nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở một mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa thì cơ thể sẽ phát sinh bệnh và có thể dẫn đến tử vong.
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.
-. Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu nên các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung.
Tuy nhiên, sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc, giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường khác nhau. Vì thế, mặc dù có chung một nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn luôn tiến hóa tạo nên một thế giới Sống vô cùng đa dạng và phong phú.
BÀI TẬP :
Câu 1: Cho các ý sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Đáp án :
A. 5
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Liên tục tiến hóa.
(3) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(4) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.
Câu 2: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là?
A. Trao đổi chất và năng lượng
B. Sinh sản
C. Sinh trưởng và phát triển
D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
Đáp án: D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
Câu 3: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là?
(1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể
(4) quần xã (5) hệ sinh thái
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5
B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1
D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1
Đáp án : A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5
Câu 4: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc.
B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.
D. Nguyên tắc bổ sung
Đáp án: A. Nguyên tắc thứ bậc
Câu 5: Cho các nhận định sau đây về tế bào:
(1) Tế bào chỉ được sinh ra bừng cách phân chia tế bào.
(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.
Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án C. 4
(1) Tế bào chỉ được sinh ra bừng cách phân chia tế bào.
(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
Câu 6: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây?
A. Cá thể.
B. Quần thể.
C. Quần xã
D. Hệ sinh thái
Đáp án
B. Quần thể
Câu 7: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức cơ bản.
Đáp án
Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.
Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào -» cơ thể —> quần thể -» quần xã -> hệ sinh thái -> sinh quyển.
Bài 8 Đặc tính nổi trội là gì? Nêu một số ví dụ.
Đáp án
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.
Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...
Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh , tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.
Bài 9 Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
Đáp án
Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
Ví dụ 1: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển. Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh vật tật.
Bài 10 Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu nêu dưới đây.
Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì:
a) Chúng sống trong những môi trường giống nhau.
b) Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.
c) Chúng đều có chung một tổ tiên.
d) Tất cả các điều nêu trên đều đúng.
Đáp án Đáp án đúng là c) Chúng đều có chung một tổ tiên.
Bài 11 Quan sát hình 1 và giải thích các khái niệm: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
Trả lời:
- Mô là tập hợp các tế bào có cấu trúc tương tự nhau và cùng thực hiện một chức năng tương tự.
- Cơ quan là là tập hợp các mô, nhiều cơ quan kết hợp tạo thành các hệ cơ quan.
- Cơ thể là tập hợp các cơ quan, hệ cơ quan và có thể tồn tại độc lập và có đầy đủ các đặc trưng sống.
- Quần thể là 1 nhóm cá thể cùng loài cùng sinh sống trong 1 sinh cảnh, 1 khoảng thời gian xác định, các cá thể của quần thể có thể giao phối với nhau để tạo ra thế hệ sau.
- Quần xã là tập hợp nhiều quần thể khác loài cùng chung sống trong 1 sinh cảnh, 1 khoảng thời gian xác định.
- Hệ sinh thái: bao gồm các quần xã và sinh cảnh.
Câu 12: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản.
Trả lời:
- Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.
- Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.
Câu 13: Đặc tính nổi bật của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.
Trả lời:
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...
- Ví dụ:
+ Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.
+ Cơ thể của con tôm được cấu tạo từ rất nhiều tế bào.
Câu 14: Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
Trả lời:
Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
- Ví dụ 1: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.
- Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh vật tật.
Câu 15: Hãy chọn câu trả lời đúng nêu dưới đây.
Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì:
a) Chúng sống trong những môi trường giống nhau.
b) Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.
c) Chúng đều có chung một tổ tiên.
d) Tất cả các điều nêu trên đều đúng.
Đáp án: C.
Câu 16. Trình bày các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?
Hướng dẫn trả lời:
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được; những đặc điểm nổi trội được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là: trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Cấu trúc vật chất được gọi là cơ thể sống được hình thành và tiến hóa do sự tương tác của vật chất theo các quy luật lí, hóa học và được chọn lọc tự nhiên sàng lọc qua hàng triệu năm tiến hóa.
- Hệ thống mở và tự điều chỉnh: sinh vật ở mọi cấp độ không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Do đó sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. Mọi cấp tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
- Thế giới sống liên tục tiến hóa: dù cho thế giới sống là đa dạng, nhưng vẫn có những bằng chứng về tính thống nhất của chúng. Sự sống không ngừng tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất.
Câu 17 Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển?
Hướng dẫn trả lời:
- Mô: là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định.
- Cơ quan: là tập hợp của nhiều mô khác nhau.
- Hệ cơ quan: là tập hợp của nhiều cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
- Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan.
- Quần thể: là một nhóm các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 khu phân bố xác định, vào một thời điểm nhất định.
- Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau.
- Hệ sinh thái: bao gồm quần xã và môi trường sống của chúng.
- Sinh quyển: là hệ sinh thái lớn nhất bao gồm tất cả các quần xã của Trái Đất và sinh cảnh của chúng.
Câu 18 Tại sao lại gọi tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống?
Hướng dẫn trả lời:
Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống bởi vì:
- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.
- Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phát triển, cảm ứng di truyền, biến dị...
Câu 1 9. Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như thế nào?
Lời giải chi tiết
- a) Các cấp tổ chức chính của hệ thống sống :
- * Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay đa bào.
- * Cơ thể là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường. Người ta phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
- * Quần thể - loài : các cá thể thuộc cùng một loài tập hợp sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định tạo nên cấp quần thể.
- * Quần xã là cấp độ tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định. Trong quần xã có sự tương tác giữa các cá thể cùng loài hoặc khác loài và mối tương tác giữa các quần thể khác loài, chúng giữ được sự cân bằng động trong mối tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại.
- * Hệ sinh thái - sinh quyển : Tập hợp tất cả các quần xã sống trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. Sinh quyển bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau.
- - Hệ sinh thái : Các sinh vật trong quần xã không chỉ tương tác lẫn nhau mà còn tương tác với môi trường sống của chúng. Sinh vật và môi trường, chúng sống trong đó tạo nên một thể thống nhất được gọi là hệ sinh thái.
- - Sinh quyển : Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. Đó là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.
b) Tương quan về cấu trúc và chức năng sống :
- Cấp cao bao gồm thành phần cấp thấp, hoạt động sống của cấp cao phụ thuộc vào mối tương tác trong hoạt động của các cấu thành cấp thấp.
Bài 20 : Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống ?
Lời giải chi tiết
Tế bào là cấp tổ chức cơ bản của sự sống, bởi vì tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của tất cả cơ thể sống và sự sống chỉ thể hiện khi xuất hiện tổ chức tế bào. Các đại phân tử trong tế bào chưa sống. Chúng chỉ thể hiện chức năng sống trong tổ chức tế bào.
Bài 21 Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào?
Trả lời:
- Sinh vật có thể lớn lên, sinh trưởng và sinh sản.
- Sinh vật có khả năng cảm ứng để trả lời lại các kích thích của môi trường.