Bài 26 - SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

I. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN SƠ

1. Phân đôi

a. Khái niệm:

Phân đôi là hình thức sinh sản mà từ 1 tế bào mẹ tách thành 2 tế bào con.

b. Đối tượng:

Vi khuẩn (vi khuẩn sinh sàn chủ yếu bằng hình thức phân đôi).

c. Diễn biến:

- Tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia.

- Màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm).

- ADN của vi khuẩn đính vào mêzôxôm làm điểm tựa để nhân đôi.

- Hình thành vách ngăn tạo thành 2 tế bào mới từ 1 tế bào.

. Hạt mêzôxôm của vi khuẩn dưới kính hiển vi điện tử

 

2. Nảy chồi và tạo thành bào tử:

a. Phân nhánh và nảy chồi:

- Diễn biến: Một phần cơ thể mẹ lớn nhanh hơn các phần khác để tạo chồi. Chồi có thể sống bám vào cơ thể mẹ tạo thành nhánh hoặc sống độc lập.

- Đối tượng: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.

b. Bào tử:

* Ngoại bào tử:

- Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng, sau đó sẽ phát tán, tạo thành cơ thể mới.

- Đại diện: vi sinh vật dinh dưỡng mêtan (Methylosinus).

- Bào tử sinh sản chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat.

* Bào tử đốt:

- Sợi dinh dưỡng phân đốt tạo thành bào tử.

- Đại diện: xạ khuẩn (Actinomycetes).

* Nội bào tử:

- Khi gặp điều kiện bất lợi, tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (endospore).

- Nội bào tử vi khuẩn không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào.

- Nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat.

- Đại diện: vi khuẩn lam, vi khuẩn than…

https://img.loigiaihay.com/picture/article/2014/1021/sinh-san-cua-vi-sinh-vat-nhan-so_2_1413885713.jpg

 a) Bào tử đốt ở xạ khuẩn (x12.000);

b) Tế bào nảy chồi ở vi khuẩn quang dưỡng màu tía (x18.000).



II. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN THỰC

1. Sinh sản bằng bào tử

- Một số nấm mốc có thể sinh sản vô tính bằng bào tử kín (26.3a) như nấm Mucor hay bằng bào tử trần như nấm Penicillium (hình 26.3b), đồng thời có thể sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.

Các loại bào tử a) Bào tử kín ; b) Bào tử trần


 

2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi

- Một số nấm men có thể sinh sản bằng nảy chồi như nấm men rượu (Saccharomyces), phân đôi như nấm men rượu rum (Schizosaccharomyces).

- Các tảo đơn bào: tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt, trùng đế giày (Paramecium caudatum) sinh sản vô tính bằng cách phân đôi hay sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa 2 tế bào.

BÀI TẬP :

Vi khuẩn có thể sinh sản bằng hình thức nào?

Trả lời:

Vi khuẩn thường sinh sản bằng hình thức nhân đôi, trong điều kiện bất lợi chúng hình thành bào tử.

Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào?

Trả lời:

Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt.

- Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.

- Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.

- Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

Cho ví dụ về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm.

Trả lời:

- Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.

- Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:

+ Bào tử hữu tính: Bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)...

+ Bào tử vô tính: Bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử có ở nấm Mucor.

Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hoặc không chuyển động.

Bào tử nấm chỉ có các lớp màng cấu tạo chủ yếu từ hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxiđipicolinat kém chịu nhiệt.

Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?

Trả lời:

Nếu thịt đóng hộp không được diệt khuẩn đúng quy trình mà để lâu ngày, các nội bào tử mọc mầm phát triển. Chúng sẽ phân giải các chất, thải ra ôxi và các loại khí khác làm cho hộp phồng lên.

Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào?

Trả lời:

Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt.

  • Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.
  • Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.
  • Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

Cho ví dụ về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm?

  • Trả lời:
  • Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.
  • Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:
    • Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)...
    • Bào tử vô tính: bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử có ở nấm Mucor.
  • Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hoặc không chuyển động.
  • Bào tử nấm chỉ có các lớp màng cấu tạo chủ yếu từ hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxiđipicolinat kém chịu nhiệt.

Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?

Trả lời:

Nếu thịt đóng hộp không được diệt khuẩn đúng quy trình mà để lâu ngày, các nội bào tử mọc mầm phát triển. Chúng sẽ phân giải các chất, thải ra ôxi và các loại khí khác làm cho hộp phồng lên.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự phân đôi của vi khuẩn?

A. Có sự hình thành mezoxom

B. ADN mạch thẳng của vi khuẩn lấy mezoxom làm điểm tựa để phân đôi

C. Có sự hình thành vách ngăn để ngăn một tế bào thành hai tế bào

D. Cả A, B và C

Câu 2: Ngoại bào tử là

A. Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng

B. Bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng

C. Bào tử được hình thành bên trong một tế bào sinh dưỡng

D. Bào tử có vỏ dày, chứa canxidipicolinat

Câu 3: Mezoxom trong quá trình sinh sản phân đôi của vi khuẩn có vai trò là

A. Điểm tựa để ADN vòng đính vào khi thực hiện sự phân đôi tế bào

B. Điểm tựa để ADN mạch thẳng đính vào khi thực hiện sự phân đôi

C. Điểm tựa để ADN vòng đính vào khi thực hiện sự nhân đôi ADN

D. Điểm tựa để các bào quan trong tế bào vi khuẩn đính vào

Câu 4: Loại bào tử nào sau đây không có chức năng sinh sản?

A. Bào tử đốt

B. Bào tử kín

C. Ngoại bào tử

D. Nội bào tử

Câu 5: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản

A. Bằng cách phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử đốt...

B. Bằng cách phân đôi, ngoại bào tử, bào tử kín...

C. Bằng cách nảy chồi, bào tử đốt, bào tử hữu tính...

D. Cả B và C

Câu 6: Bào tử kín là bảo tử được hình thành

A. Trong túi bào tử

B. Bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng của tế bào nhân thực

C. Bên trong một tế bào sinh dưỡng của tế bào nhân thực

D. Ngoài túi bào tử

Câu 7: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản

A. Bằng cách phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử đốt...

B. Bằng cách phân đôi, ngoại bào tử, bào tử kín...

C. Bằng cách nảy chồi, bào tử đốt, bào tử hữu tính...

D. Cả B và C

Câu 8: Nội bào tử có thể giúp vi khuẩn tồn tại ở trạng thái tiềm sinh vì

A. Bào tử có vỏ dày, không chứa canxidipicolinat

B. Bào tử có vỏ dày, chứa canxidipicolinat

C. Bào tử có vỏ mỏng, chứa canxidipicolinat

D. Bào tử có vỏ mỏng nên dễ dàng chuyển khỏi trạng thái tiềm sinh khi nội bào tử gặp điều kiện thuận lợi trở lại

ĐÁP ÁN

Câu 1: D. Cả A, B và C

Câu 2: A. Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng

Câu 3: C. Điểm tựa để ADN vòng đính vào khi thực hiện sự nhân đôi ADN

Câu 4: D. Nội bào tử

Câu 5: A. Bằng cách phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử đốt...

Câu 6: A. Trong túi bào tử

Câu 7: D. Cả B và C

Câu 8: B. Bào tử có vỏ dày, chứa canxidipicolinat

 

Bài viết gợi ý: