AXIT NITRIC

I. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí

 Axit nitric là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước.

II. Tính chất hoá học

1. Tính axit

\[~HN{{O}_{3}}~\to \text{ }{{H}^{+}}~+\text{ }N{{O}_{3}}^{-}\]

- Làm quỳ tím hoá đỏ

- Tác dụng với bazơ.Ví dụ: \[HN{{O}_{3}}~+\text{ }NaOH\text{ }\to \text{ }NaN{{O}_{3}}~+\text{ }{{H}_{2}}O\]

- Tác dụng với oxit bazơ. VD:  2HNO3 + MgO Mg(NO3)2 + H2O

- Tác dụng với muối. VD:   2HNO3 + CaCO3  Ca(NO3)2 + H2O + CO2 

2. Tính oxi hoá

a) Tác dụng với kim loại

- HNO3 tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) oxi hoá kim loại đến mức cao nhất, không giải phóng hiđro.

Cu + 4HNO3 (đặc)  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Cu + 4H+ + 2NO3- Cu2+ + 2NO2  + 2H2O

Kim loại tác dụng với HNO3 đặc nóng thì luôn giải phóng NO2.

- Nếu HNO3 loãng thì tạo thành N2, NO, N2O, NH4NO3.

- HNO3 đặc nguội thụ động với nhôm, sắt, crôm.

b) Tác dụng với phi kim

- HNO3 đặc có thể oxi hóa được S, P, C ... trong điều kiện đun nóng

Ví dụ: \[6HN{{O}_{3\text{ }\left(  \right)}}~+S\xrightarrow{{{t}^{0}}}\text{ }{{H}_{2}}S{{O}_{4}}~+\text{ 6}N{{O}_{2}}~\uparrow +\text{ }2{{H}_{2}}O\]

c) Tác dụng với hợp chất

3FeO + 10HNO3  3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

III. Ứng dụng

Phần lớn axit nitric sản suất được dùng để điều chế phân đạm. Ngoài ra còn được dùng sản xuất thuốc nổ.

IV. Điều chế

1. Trong phòng thí nghiệm

NaNO3 + H2SO4  NaHSO4 + HNO3

2. Trong công nghiệp

Axit nitric được sản xuất qua ba giai đoạn

- Oxi hoá NH3:  \[4N{{H}_{3}}+5{{O}_{2}}\xrightarrow{850-{{900}^{o}}}4NO+6{{H}_{2}}O\]

- Oxi hoá NO:  NO + O2  2NO2

- Hợp nước tạo thành HNO3: \[_{~}4N{{O}_{2}}~+{{O}_{2}}~+\text{ }2{{H}_{2}}O\text{ }\to \text{ }HN{{O}_{3}}\].

MUỐI NITRAT

I. Tính chất của muối nitrat

1. Tính chất vật lí

Tất cả các muối nitrat đều là chất rắn, dễ tan trong nước và là điện li mạnh.

2. Phản ứng nhiệt phân

\[2Cu{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2CuO+4N{{O}_{2}}\uparrow +{{O}_{2}}\uparrow \]

\[2AgN{{O}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2Ag+2N{{O}_{2}}\uparrow +{{O}_{2}}\uparrow \]

II. Ứng dụng

Các muối nitrat chủ yếu được sử dụng làm phân bón ngoài ra nó còn được làm thuốc nổ.

BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1 (Trang 45 – SGk)

Viết công thức electron, công thức cấu tạo của axit nitric. Cho biết nguyên tố nitơ có hóa trị và số oxi hóa bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải

- Công thức electron:

- Công thức cấu tạo:

- Nguyên tố nitơ có hoá trị 4 và số oxi hoá +5

Bài 2 (Trang 45 – SGK)

 Lập các phương trình hóa học:

a) Ag + HNO3 (đặc)  NO2  + ? + ?

b) Ag + HNO3 (loãng)  NO + ? + ?

c) Al + HNO3  N2O + ? + ?

d) Zn + HNO3  NH4NO3 + ? + ?

e) FeO + HNO3  NO + Fe(NO3)3 + ?

g) Fe3O4 + HNO3  NO + Fe(NO3)3 + ?

Hướng dẫn giải

Trước hết, căn cứ vào tính chất, điền công thức các chất còn thiếu ở chỗ có dấu (?). Sau đó, cân bằng pthh theo phương pháp thăng bằng electron, ta được kết quả sau:

a) Ag + 2HNO3 (đặc) NO2  + AgNO3 + H2O

b) 3Ag + 4HNO3 (loãng)  NO + 3AgNO3 + 2H2O

c) 8Al + 30HNO3  3N2O + 8Al(NO3)3 + 15H2O

d) 4Zn + 10HNO3  NH4NO3 + 4Zn(NO3)2 + 3H2O

e) 3FeO + 10HNO3  NO + 3Fe(NO3)3 + 5H2O

g) 3Fe3O4 + 28HNO3  NO + 9Fe(NO3)3 + 14H2O

Bài 3 (Trang 45 – SGk)

Hãy chỉ ra những tính chất hóa học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuric. Viết các phương trình hóa học để minh họa.

Hướng dẫn giải

Những tính chất khác biệt:

+ Với axit H2SO4 loãng có tính axit, còn H2SO4 đặc mới có tính oxi hoá mạnh, còn axit HNO3 dù là axit đặc hay loãng đề có tính oxi hoá mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử.

+ H2SO4 loãng không tác dụng được với các kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học như axit HNO3.

   Fe + H2SO4 (loãng) FeSO4 + H2

   3Cu + 8HNO3  3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Những tính chất chung:

Với axit H2SO4 loãng và HNO3 đều có tính axit mạnh

+ Thí dụ:

Đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

2Fe(OH)3 + 3H2SO4  Fe2(SO4)3+ 6H2O

   Fe2O3 + 6HNO3  2Fe(NO3)3 + 3H2O

   2HNO3 + CaCO3  Ca(NO3)2 + H2O + CO2

   H2SO4 + Na2SO3  Na2SO4 + H2O + SO2

Với axit H2SO4(đặc) và axit HNO3 đều có tính oxi hoá mạnh

+ Thí dụ:

Tác dụng được với hầu hết các kim loại (kể cả kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học) và đưa kim loại lên số oxi hoá cao nhất.

    Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

    Cu + 2H2SO4(đặc)  CuSO4 + SO2 + 2H2O

Tác dụng với một số phi kim (đưa phi kim lên số oxi hoá cao nhất)

    C + 2H2SO4(đặc)  CO2 + 2SO2 + 2H2O

    S + 2HNO3  H2SO4 + 2NO

Tác dụng với hợp chất( có tính khử)

    3FeO + 10HNO3  3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

    2FeO + 4H2SO4(đặc) Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

Cả hai axit khi làm đặc nguội đều làm Fe và Al bị thụ động hoá (có thể dùng bình làm bằng nhôm và sắt để đựng axit nitric và axit sunfuaric đặc)

Bài 4 (Trang 45 – SGk)

a. Trong các phương trình hoá học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

A. 5                            B. 7                             C. 9                             D. 21

b. Trong phương trình hoá học của phản ứng nhiệt phân thuỷ ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

A.5                             B.7                              C.9                              D.21

Hướng dẫn giải

a) Chọn D

4Fe(NO3)3 https://img.giaibaitap.me/picture/article/2018/0119/giai-bai-1-2-3-4-5-6-7-trang-45-sach-giao-khoa-hoa-hoc-11_3_1516359850.jpg 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2

b) Chọn A

Hg(NO3)3 https://img.giaibaitap.me/picture/article/2018/0119/giai-bai-1-2-3-4-5-6-7-trang-45-sach-giao-khoa-hoa-hoc-11_3_1516359850.jpg Hg + 2NO2 + O2

Lưu ý: Phản ứng nhiệt phân muối nitrat

- Các muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh (K, Na…) bị phân hủy tạo muối nitrit và O2

- Các muối nitrat của kim loại Mg, Zn, Fe, Cu, Pb…. Bị phân hủy tạo oxit kim loại tương ứng, NO2 và O2

- Muối nitrat của Ag, Au, Hg… bị phân hủy tạo thành kim loại tương ứng, NO2 và O2

Bài 5 (Trang 45- SGK)

Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:

\[N{{O}_{2}}~\xrightarrow{(1)}~HN{{O}_{3}}~\xrightarrow{(2)}~Cu{{(N{{O}_{3}})}_{2}}~\xrightarrow{(3)}~Cu{{\left( OH \right)}_{2}}~\xrightarrow{(4)}~Cu{{(N{{O}_{3}})}_{2}}~~\xrightarrow{(5)}CuO~\]

\[\xrightarrow{(6)}~Cu~~\xrightarrow{(7)}CuC{{l}_{2}}\]

Hướng dẫn giải:

(1) 4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3

(2) 8HNO3 + 3Cu 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Hoặc CuO + 2HNO3  Cu(NO3)2 + H2O

(3) Cu(NO3)2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaNO3

(4) Cu(OH)2 + 2HNO3  Cu(NO3)2 + 2H2O

(5) 2Cu(NO3)2  2CuO + 4NO2 + O2

(6) CuO + H2 -to Cu + H2O

(7) Cu + Cl2 -to CuCl2

Bài 6 (Trang 45 – SGK)

Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.

Hướng dẫn giải:

nHNO3 = 1,5. 1,00 = 1,50 (mol)

nNO = 6,72/22,4 = 0,3(mol)

PTHH: 3Cu + 8HNO3  3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)

CuO + 2HNO3  Cu(NO3)2 + H2O (2)

Theo pt(1) nCu = 3/2. nNO = 3/2. 0,3 = 0,45 mol

Gọi nCuO = x mol

Ta có: mhỗn hợp = mCu + mCuO = 0,45. 64 + 80x = 30,00

x = 0,015 nCuO = 0,015 mol mCuO = 0,015. 80 = 1,2 g

(Hoặc mCuO = 30 - 0,45. 64 = 1,2g)

Bài 7 (Trang 45 – SGK)

Để điều chế được 5,000 tấn axit nitric nồng độ 60,0% cần dùng bao nhiêu tấn amoniac? Biết rằng sự hao hụt amoniac trong quá trình sản xuất là 3,8%.

Hướng dẫn giải

Khối lượng HNO3 nguyên chất là: (5.60)/100 = 3 tấn

Sơ đồ phản ứng điều chế HNO3 từ NH3

\[4N{{H}_{3}}+5{{O}_{2}}\xrightarrow[pt]{850-{{900}^{0}}C}4NO+6{{H}_{2}}O\] (1)

2NO + O2  2NO  (2)

4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3    (3)

Từ các phương trình trên ta có sơ đồ hợp thức: NH3  HNO3          (4)

Theo sơ đồ điều chế nHNO3 = nNH3

mNH3 = (3/63). 17 = 0,809524 tấn

Khối lượng NH3 hao hụt là 3,8% nghĩa là hiệu suất đạt 100 - 3,8 =96,2%

Vậy khối lương amoniac cầ dùng là: 0,809524 / (96,2%)= 0,8415 tấn

 

Bài viết gợi ý: