Đơn vị đo độ dài:

1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.

  • Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (kí hiệu: m).
  • Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là:
    • Đềximét (dm) 1m = 10dm.
    • Centimet (cm) 1m = 100cm.
    • Milimet (mm) 1m = 1000mm.
  • Đơn vị đo độ dài thường dùng lớn hơn mét là: Kilomet (km) 1km = 1000m.

2. Ước lượng độ dài:

  • Ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn và dùng thước kiểm tra lại
  • Ước lượng độ dài 1 gang tay bằng 12cm và dùng thước kiểm tra lại

3. Đo độ dài.

a) Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:

  • Khi dùng thước đo, cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước.
  • Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
  • Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
  • Ví dụ:
    • Đo chiều rộng sách vật lý 6: Dùng thước có GHĐ: 20cm; ĐCNN: 1mm.
    • Đo chiều dài sách vật lý 6: Thước dùng có GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm.
    • Đo chiều dài bàn học: Dùng thước có GHĐ: 2m; ĐCNN: 1cm.

b) Đo độ dài:

  • Sau khi phân nhóm, học sinh phân công nhau để thực hiện và ghi kết quả vào bảng 1.1 SGK.

 Bảng 1.1 : Bảng kết quả đo độ dài

Bài tập minh họa

Bài 1:

Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau :

1 m = (1) .... dm; 1 m = (2) .... cm;

1 cm = (3) .... mm; 1km = (4) .... m.

Hướng dẫn giải:

(1)  10 dm.                   (2)  100 cm.

(3)  10mm.                   (4)  1000m.

Bài 2:

Có 3 thước đo sau đây:

- Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm

- Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN  1 mm.

- Thước có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm

Hỏi nên dùng thước nào để đo.

a) Chiều rộng của cuốn sách Vật lý 6 ?

b) Chiều dài của cuốn sách Vật lý 6 ?

c) Chiều dài của bàn học ?

Hướng dẫn giải:    

Câu a:

Ước lượng chiều rộng cuốn sách giáo khoa (SGK) Vật lý 6 khoảng gần 20 cm. Vì vậy, để đo được chiều ngang của cuốn sách Vật lí 6 ta dùng thước (2) có GHĐ 20 cm và ĐCNN là 1 mm

Câu b:

Ước lượng chiều dài cuốn SGK Vật lý 6 khoảng 20 cm. Vì vậy, để đo chiều dọc của cuốn sách Vật lý 6 ta dùng thước (3) có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm

Câu c:

Ước lượng chiều dài bàn học khoảng hơn 1 m. Nên để đo chiều dài của bàn học ta dùng thước (1) có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm.

Luyện tập Bài 1 Vật lý 6

Qua bài giảng Đo độ dài​ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
  • Ước lượng được độ dài cần đo, chọn dụng cụ đo phù hợp, đọc, ghi và tính giá trị trung bình các kết quả đo.

Câu hỏi trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm

Câu 1: Điền số thích hợp:  6,5km = ........ m = ......... dm

    • A. 6500; 65000
    • B. 65000; 650000
    • C. 650; 6500
    • D. 65000; 650

Câu 2: Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m . Dùng thước nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất ?

    • A. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1mm
    • B. Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm
    • C. Thước có GHĐ là 0,5m và ĐCNN là 1cm
    • D. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm

Câu 3: Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là: 

    • A. đềximét (dm)
    • B. mét (m)
    • C. xentimét (cm)
    • D. milimét (mm)

Câu 4: Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước kẻ trong hình sau đây.

    • A. GHĐ= 30 cm;ĐCNN= 1mm
    • B. GHĐ= 20cm;ĐCNN= 10mm
    • C. GHĐ= 10cm;ĐCNN=0,1mm
    • D. GHĐ= 15cm;ĐCNN= 1cm

  Câu 5: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là:

    • A.  độ dài lớn nhất ghi trên thước.
    • B.  độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
    • C. độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
    • D. độ dài giữa 2 vạch chia nhỏ nhất trên thước.

Câu 6: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em? 

    • A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
    • B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
    • C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
    • D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Câu 7: Chọn thước đo thích hợp để đo bề dày cuốn Vật lí 6:

    • A. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm 
    • B. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm
    • C. Thựớc kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
    • D. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 5cm

Câu 8: Chọn thước đo thích hợp để đo chu vi miệng cốc

    • A. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm 
    • B. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm
    • C. Thựớc kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
    • D. Thựớc kẻ có GHĐ 2m và ĐCNN 1cm

Câu 9: Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của thước trong hình 

    • A. GHĐ là 10cm và ĐCNN 1mm
    • B. GHĐ là 20cm và ĐCNN 1cm
    • C. GHĐ là 100cm và ĐCNN 1cm
    • D. GHĐ là 10cm và ĐCNN 0,5cm

Câu 10: Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:

Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:

    • A. 1m và 1mm. 
    • B. 10dm và 0,5cm.
    • C. 100cm và 1cm. 
    • D. 100cm và 0,2cm.

Câu 11: Chọn phương án SAI.

Người ta sử dụng đơn vị đo độ dài là 

    • A. Mét 
    • B. kilômét 
    • C. mét khối 
    • D. đềximét

Câu 12: Trước khi đo độ dài của một vật, cn phải ước lượng độ dài cần đo để 

    • A. Chọn dụng cụ đo thích hợp.
    • B. Chọn thước đo thích hợp.
    • C. Đo chiều dài cho chính xác.
    • D. Có cách đặt mắt cho đúng cách.

Bài viết gợi ý: