350x263

BÀI SOẠN ĐỌC HIỂU “TỪ ẤY”

(Tố Hữu)

Câu 1: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng?        

                          Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                           Mặt trời chân lí chói qua tim

                        Hồn tôi là một vườn hoa lá

                        Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

             

 - Các hình ảnh ẩn dụ:

  + “Mặt trời chân lí”: chính là lí tưởng cộng sản.

  + “bừng nắng hạ”, “chói qua tim” đó là sự giác ngộ lí tưởng

  => Lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng rực rỡ ấy như nắng hạ, kì diệu như ánh sáng mặt trời chói lọi khắp mọi nơi, khai sáng tư tưởng đúng đắn, xua tan màn đêm mập mờ của ý thức tiểu tư sản và khơi dậy trong tâm hồn người thanh niên một bầu trời chân lí.

 - Các động từ được sử dụng khéo léo, hiệu quả “bừng”, “chói” càng nhấn mạnh thêm ánh sáng của niềm tin, lí tưởng đã hoàn toàn xua tan đi sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.

 - Hình ảnh so sánh “Hồn tôi là một vườn hoa lá

              Rất đậm hương và rộn tiếng chim

=> Thể hiện niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong bước đầu đến với lí tưởng cộng sản. Lí tưởng cộng sản đã mang đến niềm vui cho cuộc đời tác giả, khai sáng tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh, sức sống mới cho nhà thơ.

Câu 2: Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?

- Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản luôn đề cao “cái tôi”. Khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản, tác giả đã khẳng định lẽ sống là gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” của cá nhân và “cái ta” chung của mọi người.

- Câu thơ “Tôi buộc lòng tôi với mọi người” đã thể hiện ý thức tự nguyện quyết tâm của tác giả muốn vượt qua những ý chí của bản thân để sống chan hòa hơn với mọi người. Ý thơ đã được mở rộng, gợi bao đồng cảm sâu xa.

- Tác giả cảm nhận lý tưởng với trái tim ngây ngất của tình yêu.

    Tôi buộc lòng tôi với mọi người

      Để tình trang trải với trăm nơi

     Để hồn tôi với bao hồn khổ

    Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

- Tấm lòng nhà thơ tự nhiên ràng buộc “với mọi người”, “với trăm nơi”, “với bao hồn khổ”, tạo thành một khối đời mạnh mẽ. Nhà thơ không còn cô đơn và riêng lẻ nữa mà thả hồn vào thế giới xung quanh để hiểu sâu sắc, đồng cảm với những người cùng khổ. Tố Hữu đã đặt mình trong dòng đời nhiều trắc trở, trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy nhà thơ tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới – sức mạnh đoàn kết của tập thể. Đó không chỉ là nhận thức mà còn là tình cảm yêu mến, muốn được hòa lòng cùng mọi người bằng sự giao cảm của những trái tim.

 Câu 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao?

 Sự gắn bó với quần chúng lao khổ, những con người bất hạnh:

                                                Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…”

- Nhà thơ đã quen thuộc với những việc đã xảy ra, đã hòa nhập với mọi thứ nên ông tự tin khẳng định “Tôi đã là con của vạn nhà”. Cách xưng hô vô cùng đặc biệt “con” được sử dụng trong quan hệ ruột thịt. Tôi” là thành viên của “vạn nhà”, tôi và quần chúng nhân dân là bà con ruột thịt, cùng trải qua lao khổ. => Đây chính là sự chuyển biến đặc biệt sâu sắc trong nội tâm, tình cảm của nhà thơ.

- Dấu chấm lửng cuối bài thơ nghĩa là chưa chấm dứt mà đây chỉ là khởi đầu cho viễn cảnh về sau.

Câu 4: Nhận xét về các biện pháp tu từ dung trong bài thơ. Có gì đáng chú ý trong nhịp điệu của các câu thơ?

- Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp từ.

- Hình ảnh vô cùng chân thật, tươi sáng

- Từ ngữ có sức biểu cảm cao: “bừng”, “chói”, “rất đậm”, “rộn tiếng” => Hình ảnh tươi sáng, tràn đầy sức sống và sự tươi trẻ.

- Cách cắt nhịp liên tục, giàu nhạc điệu. Giọng thơ vui tươi, sảng khoái, hứng thú.

 

 

 

 

Bài viết gợi ý: